lo lắng bị xa cách
Picture of admin

admin

MỤC LỤC

Hội chứng lo lắng bị xa cách ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?

Facebook
Twitter
Email

Lo lắng bị xa cách là một trong những hội chứng mà nhiều trẻ em gặp phải trong quá trình chúng phát triển và lớn lên. Theo đó, những đứa trẻ mắc phải hội chứng này thường dễ bị căng thẳng, gây cản trở không nhỏ đến các hoạt động bình thường của bé.

 

Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này cũng như cách để giảm thiểu những tình trạng của bé, hãy cùng Viangelic tìm hiểu kỹ qua bài viết bên dưới, bạn nhé.

 

Chứng lo lắng bị xa cách ở trẻ em là gì?

 

Hội chứng lo lắng bị xa cách ở trẻ có tên tiếng Anh là Separation anxiety – SA, là một triệu chứng được tìm thấy ở trẻ nhỏ khi chúng không muốn phải chia xa với những người thân yêu và quý mến nhất. 

 

Theo đó, lo lắng bị xa cách được xem là một biểu hiện để thấy rằng trẻ đã bắt đầu phát triển tích cách độc lập và cảm giác an toàn xung quanh mình. Đa số trong quá trình lớn lên các bé đều sẽ gặp phải triệu chứng này nhưng lại ở nhiều mức độ không giống nhau.

 

Lo lắng bị xa cách là hội chứng mà trẻ sẽ không muốn phải chia xa những người thân quen

 

Tuổi còn nhỏ nên bé sẽ không hiểu hay biết cụ thể về thời gian, do đó sẽ vô cùng lo lắng khi không biết rằng cha mẹ có sớm quay lại hay không. Điều này liên quan mật thiết đến tinh thần giữa bố mẹ và bé.

 

Thời điểm ban đầu được cho là có biểu hiện của chứng lo lắng bị xa cách là lúc bé khoảng 8 tháng tuổi. Đỉnh điểm của hội chứng này thường rơi vào giai đoạn từ 13 – 15 tháng tuổi, kéo dài trong khoảng từ 2 đến 5 tháng. Thông thường, đa phần hội chứng này sẽ chấm dứt khi bé được 2 tuổi, bởi lúc này trẻ đã nhận biết rằng cha mẹ của chúng chỉ đi vắng một chút rồi sẽ nhanh chóng quay lại.

 

Mặc dù triệu chứng này ở trẻ nhỏ là bình thường, nhưng chúng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu trẻ đã biết đi nhưng vẫn hết sức lo lắng bị xa cách bố mẹ, ông bà hay những người thân của mình. Nếu không được điều trị một cách cụ thể, tình trạng của bé sẽ trở nặng và có thể chuyển biến thành chứng rối loạn lo âu phân ly.

 

Những biểu hiện của hội chứng lo lắng bị xa cách ở trẻ

 

Trẻ lo lắng bị xa cách luôn bám lấy bố mẹ khi đến một môi trường mới

 

  • Trẻ cảm thấy hết sức lo lắng, bồn chồn khi bị xa cách với những người thường hay chăm sóc mình.
  • Trẻ không muốn hoặc không dám đi với người khác, thầy cô, bạn bè ngoài những người chăm sóc mình.
  • Trẻ không dám đi ngủ nếu không có bố mẹ bên cạnh.
  • Trẻ bám lấy bố mẹ không rời ở một môi trường mới hoặc đối diện với những người khác không thân quen.
  • Trẻ cũng có thể thường xuyên mơ thấy ác mộng, hay nói về sự đau nhức của cơ thể.
  • Trẻ cực kỳ khó kết bạn, đi tiểu nhiều lần, đóng cửa rồi mở vì lo lắng một cách thái quá.

 

Làm thế nào để giúp con khi chúng mắc hội chứng lo lắng bị xa cách vào ban đêm?

 

  • Vào khung giờ bé chuẩn bị đi ngủ, bố mẹ hãy dành thời gian ở bên con để trò chuyện, đọc truyện và hát ru cho bé nghe. Tiếp sau đó, hãy rời khỏi phòng trong một vài phút và quay trở lại. Tiếp tục nâng dần khoảng thời gian rời khỏi phòng cho đến khi bé đã quen với việc không có ai bên cạnh khi ngủ.
  • An ủi, vỗ về khi bé ngủ dậy mà không có ai bên cạnh.
  • Tập và duy trì cho bé những thói quen trước khi ngủ để bé có thể ngủ ngon hơn, không còn lo lắng bị xa cách như: đọc truyện, hát ru, đếm cừu,…
  • Không lén rời khỏi phòng vì ngay lập tức bé sẽ cảm nhận được sự không an toàn và không còn tin tưởng vào bố mẹ nữa. Thay vào đó, hay hoàn thành các nhiệm vụ, chúc bé ngủ ngon rồi mới rời đi nhé.
  • Khi nghe tiếng bé khóc, hãy trở lại phòng để an ủi bé và rời đi ngay sau khi bé đã ổn định được tinh thần.
  • Chơi năm mười, ú òa,… để bé biết rằng dù không ở trước tầm mắt của mình thì bố mẹ vẫn sẽ quay trở lại.
  • Luôn giữ trạng thái bình tĩnh và lắng nghe khi bé khóc, tuyệt đối không được chỉ trích để làm bé căng thẳng.

 

Những cách để giúp trẻ có thể dễ dàng tách khỏi bố mẹ

 

Tập cho trẻ quen dần cảm giác phải rời khỏi vòng tay của bố mẹ

 

  • Đối với những trẻ mắc hội chứng lo lắng bị xa cách, bạn có thể tập cho chúng quen dần với cảm giác chia xa bằng cách gửi bé cho ông bà, hàng xóm trong một khoảng thời gian ngắn. Cứ tiếp tục như vậy rồi tăng dần thời gian cha mẹ không có mặt ngay cạnh bé lên.
  • Lo lắng bị xa cách không phải ngày một ngày hai mà có thể loại bỏ hết, do vậy bạn hãy cho bé thời gian để bé tập làm quen với người mới hay một môi trường mới.
  • Lúc bé đến trường hãy cho bé mang theo ít đồ chơi quen thuộc để giảm bớt cảm giác quá xa lạ với môi trường mới.
  • Cần phải giữ lời hứa với bé. Nếu bạn hứa rằng chiều nay sẽ trở về mà đến tối vẫn chưa về, ngay lập tức bé sẽ cảm thấy hoang mang và lo sợ. Như vậy ở những lần sắp đến, bé sẽ không còn tin tưởng vào lời hứa và luôn cảm thấy đang ở trong tình trạng lo lắng bị xa cách.
  • Trong quá trình chơi và giao tiếp với bé, hãy nỗ lực để giúp bé hiểu rằng tuy việc chia ly có thể làm bé sợ hay khó chịu, nhưng hãy xem đó là bình thường vì khi gặp lại sẽ vui vẻ ngay thôi.
  • Hãy chọn đúng thời điểm để tách khỏi trẻ. Bạn không nên rời đi khi trẻ đang mệt, đang đói bụng hoặc đang buồn. Như vậy sẽ làm các triệu chứng thêm nghiêm trọng mà thôi. Và trong quá trình rời đi, bạn có thể nhờ người ở lại quan tâm và chăm sóc trẻ bằng cách chơi và nấu cho chúng những món ăn yêu thích.

 

Kết luận

 

Để giảm thiểu được các triệu chứng khi trẻ luôn ở trong tình trạng lo lắng bị xa cách, bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn và bình tình để giúp đỡ và cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé. Và nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị có thể lên kế hoạch hỗ trợ và giúp đỡ, hãy nhanh chóng liên hệ với Viangelic để được tư vấn một cách cụ thể nhất.

More to explorer

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *