rối loạn thách thức chống đối
Picture of admin

admin

MỤC LỤC

Những hoạt động hỗ trợ các bé mắc chứng rối loạn thách thức chống đối mà bố mẹ cần biết

Facebook
Twitter
Email

Mặc dù không có phương pháp hay liều thuốc nào ngăn chặn được căn bệnh rối loạn thách thức chống đối nơi con trẻ. Tuy vậy để hạn chế tối đa việc trẻ bị mắc bệnh hoặc giảm thiểu những triệu chứng cho trẻ thì sự đồng hành và hỗ trợ của bố mẹ trên hành trình của trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là những hoạt động mà Viangelic chia sẻ đến bố mẹ, hãy đọc bài viết và lưu lại ngay nhé.

Một số hoạt động dành cho trẻ mắc chứng rối loạn thách thức chống đối

  • Cha mẹ nên để ý nhận ra và khuyến khích những hành vi tích cực của trẻ. Ví dụ, có thể nói “Cha mẹ rất hài lòng với cách con đã sắp xếp đồ chơi tối qua.” Sự khuyến khích những hành vi tích cực có thể mang lại lợi ích lớn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 

 

  • Hãy tạo ra một môi trường để hình thành những hành vi bạn muốn trẻ học theo. Hướng dẫn trẻ cách tương tác và hình thành những hành vi xã hội đúng đắn giúp cải thiện kỹ năng xã hội của trẻ. 

 

  • Tránh sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa đối với trẻ. Thay vào đó, hãy cung cấp lời khuyên rõ ràng và hiệu quả, đặc biệt là trong các tình huống khác nhau. 

 

  • Hãy hoàn thiện một lịch trình cụ thể cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Điều này giúp trẻ có sự tham gia và tạo ra sự ổn định trong cuộc sống hàng ngày của trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối.

 

  • Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần thống nhất với nhau trong việc giáo dục trẻ để hạn chế mắc rối loạn thách thức chống đối. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn nhất quán từ mọi người xung quanh.

 

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh khi trẻ đã có dấu hiệu mắc chứng rối loạn thách thức chống đối?

 

Để chẩn đoán được đúng và chính xác về việc trẻ mắc chứng rối loạn thách thức chống đối, bố mẹ nên cung cấp một cách thật đầy đủ và chi tiết về những căn bệnh, triệu chứng và các hành vi khách thường mà trẻ đang có. Điều này góp phần giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra xem có nguyên nhân nào khác đang ảnh hưởng lên trẻ hay không.

 

Bố mẹ nên đưa chính xác các thông tin để bác sĩ chẩn đoán đúng chứng rối loạn thách thức chống đổi của trẻ

 

Quy trình của các bước thăm khám gồm:

 

  • Đánh giá sức khỏe tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ để xác định liệu có bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến hành vi của trẻ hay không. 

 

  • Đánh giá hành vi và cử chỉ gần đây: Hỏi về các hành vi và cử chỉ gần đây của trẻ để hiểu rõ hơn về các triệu chứng và biểu hiện của rối loạn thách thức chống đối

 

  • Đánh giá khí sắc và hành vi trong các môi trường khác nhau và mối quan hệ xung quanh: Thăm khám và đánh giá cách trẻ hoạt động, tương tác trong các môi trường khác nhau như gia đình, trường học và xã hội. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình hình hành vi của trẻ trong các tình huống khác nhau. 

 

  • Đánh giá hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ trong gia đình: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của trẻ và mối quan hệ của trẻ trong gia đình để có cái nhìn toàn diện về hoàn cảnh và yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng. 

 

  • Đánh giá các phương thức hỗ trợ và gây hại trong việc kiểm soát hành vi bất thường của trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối: Xem xét các phương pháp và kỹ thuật mà gia đình và người chăm sóc đã áp dụng để kiểm soát hành vi của trẻ. Điều này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá và lời khuyên về các phương pháp hiệu quả và tránh những phương pháp có thể gây hại. 

 

  • Kiểm tra có tồn tại các bệnh lý tâm thần khác, rối loạn học tập và giao tiếp: Đánh giá xem trẻ có các rối loạn tâm thần khác, rối loạn học tập hoặc rối loạn giao tiếp song song không. Điều này giúp xác định liệu hành vi bất thường của trẻ có thể liên quan đến các vấn đề khác ngoài rối loạn thách thức chống đối.

 

Làm thế nào để điều trị chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ?

 

Trẻ cần tham gia vào các liệu pháp tâm lý để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh

 

Để điều trị rối loạn thách thức chống đối (ODD), trẻ cần tham gia vào các liệu pháp tâm lý và yêu cầu sự hợp tác giữa bố mẹ và trẻ. Quá trình điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Đồng thời, điều trị các căn bệnh khác đi kèm cũng rất quan trọng. Các căn bệnh này có thể là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh không đáp ứng điều trị hoặc thậm chí trở nên nặng hơn. 

 

Trong trường hợp trẻ chỉ mắc rối loạn thách thức chống đối (ODD) mà không có bệnh lý khác, thường không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc đồng thời nhiều căn bệnh như rối loạn tăng động và thiếu tập trung (ADHD), rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, việc sử dụng thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ.

 

Các bước cần thực hiện khi điều trị rối loạn thách thức chống đối ở trẻ

 

Bố mẹ cần tham gia vào các chương trình đào tạo và huấn luyện

 

Mục đích để nắm bắt cách chăm sóc và quản lý trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần phát triển những kỹ năng tích cực hơn và hành vi lời nói thống nhất hơn trong việc nuôi dạy trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ cũng có thể tham gia huấn luyện cùng cha mẹ để đạt được mục tiêu kiểm soát hành vi của mình. Các người quản lý trẻ, như giáo viên, cũng có thể cần tham gia vào quá trình huấn luyện. 

 

Liệu pháp tương tác giữa trẻ và cha mẹ

 

 

Được sử dụng để giúp cha mẹ hiểu cách tương tác với trẻ. Có thể sẽ có việc cha mẹ đeo một thiết bị đeo tai, giúp chuyên gia quan sát và cung cấp lời khuyên đúng lúc. Kết quả là cha mẹ sẽ học được kỹ năng nuôi dạy trẻ tốt hơn và giảm các hành vi bất thường của trẻ. 

 

Giảng dạy cho trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề

 

Là phương pháp quan trọng. Điều này giúp trẻ thay đổi hành vi và biết cách phản ứng tích cực trong những tình huống căng thẳng. Bố mẹ cũng đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ định hướng cách xử trí vấn đề. 

 

Liệu pháp cá nhân hóa và gia đình

 

Trẻ sẽ học cách kiểm soát cơn giận dữ và biểu hiện cảm xúc tích cực hơn. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. 

 

Học các kỹ năng xã hội

 

Trẻ có thể trở nên linh hoạt và tích cực hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

 

Trên đây là tổng hợp những hoạt động dành cho trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối cùng lộ trình điều trị hiệu quả cho trẻ mà Viangelic chia sẻ đến bố mẹ. Hy vọng rằng bố mẹ đã có cho mình một cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh, từ đó có thể nhận thấy và điều trị cho con trẻ một cách sớm và hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc đang tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ, hãy liên hệ với Viangelic ngay hôm nay nhé.

More to explorer

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *