rối loạn lo âu xã hội
Picture of admin

admin

MỤC LỤC

Sử dụng phương pháp bậc thang để cải thiện chứng rối loạn lo âu xã hội ở trẻ

Facebook
Twitter
Email

Rối loạn lo âu xã hội là một triệu chứng tâm lý ảnh hưởng đến rất nhiều em nhỏ trên thế giới. Theo đó, việc phải luôn ở trong trạng thái lo lắng, sợ sệt hay căng thẳng quá mức có thể làm trẻ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý cùng sự phát triển toàn diện của chúng.

 

Bài viết dưới đây, Viangelic sẽ chia sẻ kỹ hơn về chứng bệnh này cùng phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để giảm thiểu các triệu chứng cho con trẻ. Cùng theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

 

Rối loạn lo âu xã hội ở trẻ em là chứng bệnh gì?

 

Việc trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ luôn ở trong trạng thái lo lắng, sợ hãi đối với những tình huống cần phải giao tiếp và tương tác với người khác.

 

Ví dụ như những đứa trẻ bị rối loạn lo âu xã hội sẽ luôn suy nghĩ và sợ người khác sẽ nghĩ gì về mình. Họ cũng hay dễ bị xấu hổ, bị xa cách cha mẹ hoặc những người chăm sóc thân quen.

 

Trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ luôn lo sợ, ngại giao tiếp với người khác

 

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc chứng rối loạn lo âu xã hội

 

Dấu hiệu về hành vi:

 

  • Trẻ rất khó khăn để giao lưu, gặp gỡ với những người bạn của mình hoặc tham gia chơi nhóm.
  • Trẻ có số lượng bạn bè rất ít.
  • Trẻ luôn tránh những trường hợp mà mình có thể trở thành tâm điểm của sự chú ý hoặc nổi bật ở đám đông như đứng dậy trả lời các câu hỏi của thầy cô.

 

Trẻ rất sợ trở thành tâm điểm của đám đông

 

Dấu hiệu về thể chất:

 

  • Trẻ có thể thường xuyên đau bụng, buồn nôn.
  • Trẻ cảm thấy run rẩy, đỏ mặt khi đối diện với các tình huống lo sợ.
  • Trẻ thường rất im lặng và ngoan ngoãn ở trường, chúng cũng rất ít khi nhắc đến nỗi sợ hãi hoặc sự lo lắng mà mình đang gặp phải.

 

Làm thế nào để giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng khi mắc rối loạn lo âu xã hội?

 

Cha mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ để con trẻ giảm thiểu đi các triệu chứng của căn bệnh rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt khi hiểu được cảm giác lo âu và sợ hãi của chúng. Cách tốt nhất trong trường hợp này là bạn hãy suy nghĩ trước về những tình huống, sự việc có thể xảy ra với con, từ đó gợi ý cho chúng cách giải quyết phù hợp.

 

Nên làm gì khi ở nhà?

 

  • Dự đoán trước cho con những tình huống làm chúng thấy lo lắng và sợ hãi. Tiếp đến, thử thực hành hoặc diễn tập để chúng biết trước cách giải quyết. Như vậy khi đối diện với những trường hợp thực tế, trẻ sẽ không quá bỡ ngỡ và giải quyết được.
  • Khi con bị rối loạn lo âu xã hội, bạn hãy thử cho con thực hiện một số phương pháp như “tư duy của thám tử”. Chẳng hạn bạn có thể hỏi con rằng “tại sao con biết bạn con sẽ cười khi con đứng dậy trả lời câu hỏi trong lớp chứ?”
  • Chia sẻ với con của bạn về những lúc mà chính bạn thấy mình cũng đang phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Điều này giúp con hiểu rằng cảm giác lo âu ai cũng gặp phải nên đừng quá lo lắng về điều đó.
  • Chia sẻ với thầy cô về tình trạng rối loạn lo âu xã hội của con bạn, đồng thời hãy cho họ biết họ nên làm gì để giúp đỡ con trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ được hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi, như vậy tâm lý của trẻ sẽ rất nhất quán.

 

Nên chia sẻ với thầy cô về chứng rối loạn lo âu xã hội của con bạn

 

Nên làm gì khi ở bên ngoài?

 

  • Đối với con trẻ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, bạn cần phải thật bình tĩnh và nhẹ nhàng khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội, giao tiếp trò chuyện và chơi đùa cùng mọi người. Có như vậy, con trẻ mới dần học được cách đối diện và xử lý các tình huống.
  • Bố mẹ cũng hạn chế việc nói thay con đối với những trường hợp con có thể tự trả lời. Việc nói thay có thể làm con bị phụ thuộc, lâu dài chúng sẽ nghĩ nhiệm vụ này không phải của chúng mà là của bố mẹ.
  • Hãy tìm cách ghi nhận lòng dũng cảm của con khi chúng thực hiện điều gì đó một cách vượt bậc. Ví dụ con bắt đầu tập nói chuyện điện thoại sau một khoảng thời gian sợ giao tiếp, bạn hãy khen ngợi con thật nhiều nhé.
  • Tránh gắn cho con cái nhãn mác là nhút nhát khi người khác nhận xét về con bạn. Hay nói rằng chúng khá cởi mở với những người thân quen mà chúng biết.
  • Cho dù bạn có thất vọng hay nổi giận như thế nào, hãy hạn chế tối đa việc chỉ trích con hoặc nói cho chúng nghe một cách tiêu cực về những khó khăn khi không giao tiếp xã hội được.
  • Đối với trường hợp trẻ em rối loạn lo âu xã hội có phản ứng thái quá ở một tình huống nào đó, đừng thúc ép chúng tiếp tục. Bạn hãy thử dựng tình huống này lại một lần nữa, lúc con có sự chuẩn bị kỹ càng hơn và tận tình hướng dẫn chúng xử lý.

 

Phương pháp bậc thang có thể giải quyết chứng rối loạn lo âu xã hội ở trẻ

 

Phương pháp bậc thang là một kỹ thuật hành vi nhẹ nhàng, có mục đích giúp trẻ giải quyết được các chứng lo âu, bao gồm cả rối loạn lo âu xã hội. Theo đó, liệu pháp này liên quan mật thiết đến việc giải quyết những điều nhỏ nhặt trước khi trẻ đối diện với những điều lớn lao, đáng sợ hơn.

 

 

Ví dụ: Trường hợp con trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện với một người lạ, bạn hãy dạy chúng cách nói “tạm biệt” với những người thân quen. Tiếp đến, dạy chúng nói “xin chào” với người mà chúng mới gặp vài lần, sau đó là nói “xin chào” với những người chỉ vừa mới gặp. Bạn hãy từ từ nâng dần mức độ khó để trẻ không quá bị ngợp nhé.

 

Kết luận

 

Để cải thiện được chứng rối loạn lo âu xã hội, con trẻ rất cần sự đồng hành và hỗ trợ từ cha mẹ, nhà trường cùng những người xung quanh. Do vậy, bạn hãy thật nhẹ nhàng khuyến khích con trẻ cởi mở giao tiếp để có một sự phát triển toàn diện cả về mặt tâm lý và thể chất. Và nếu bạn đang lo lắng chưa biết nên bắt đầu từ đâu để hỗ trợ trẻ, hãy liên hệ với Viangelic ngay hôm nay để được các chuyên gia tư vấn một cách hữu hiệu nhất.

More to explorer

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *