rối loạn lo âu chia ly
Picture of admin

admin

MỤC LỤC

Chứng rối loạn lo âu chia ly ở con trẻ và cách điều trị mà bố mẹ nên biết

Facebook
Twitter
Email

Ở thời điểm hiện tại, tình trạng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ nhỏ đang là vấn đề hết sức phổ biến. Ngoài việc gây ra các triệu chứng như sợ hãi, lo lắng hay căng thẳng không kiểm soát ở con trẻ, nó còn đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và khả năng phát triển của chúng.

 

Vậy căn bệnh này là gì, các triệu chứng của nó như thế nào và cách điều trị ra sao, Viangelic mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.

 

Tổng quan về chứng rối loạn lo âu chia ly

 

Chứng rối loạn lo âu chia ly là một tình trạng mà tâm lý của người mắc bệnh luôn ở trong trạng thái lo âu, sợ hãi. Những người mắc phải chứng bệnh này đa phần đều trải qua khoảng thời gian tách xa hoặc chia ly với những người thân quen, những người có mối quan hệ kết nối và gắn bó với họ.

 

Theo nghiên cứu, chứng rối loạn lo âu chia ly thường bắt đầu xuất hiện nhiều nhất ở con trẻ trong khoảng từ 8 đến 12 tháng tuổi. Đây có thể xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng, bởi lúc này trẻ sẽ bắt đầu nhận thức và phát triển mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ với cha mẹ hay người chăm sóc. Do vậy, việc bị tách ra khỏi họ có thể làm cho chúng hoang mang sợ hãi dẫn đến lo âu.

 

Ngoài ra, chứng rối loạn lo âu chia ly cũng có một phần bị tác động bởi gen di truyền.

 

Chứng rối loạn lo âu chia ly sẽ làm trẻ luôn trong trạng thái lo sợ

Những triệu chứng rối loạn lo âu chia ly ở con trẻ cha mẹ cần chú ý

 

Đầu tiên, trẻ có thể khóc thường xuyên, khóc rất nhiều bởi chúng luôn ở trong trạng thái bất an, lo sợ khi không thấy những người chăm sóc hay người thân yêu của mình trong một khoảng thời gian. 

 

Tuy mức độ chịu đựng của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng căn bệnh này sẽ xuất hiện rất lớn ở những trẻ bắt đầu cảm nhận được chúng sẽ phải chia xa những người thân yêu, dù chỉ là trong một thời gian ngắn.

 

Chứng bệnh bắt đầu từ thời thơ ấu nhưng có thể kéo dài tới tuổi thiếu niên

 

Đặc biệt, mặc dù chứng rối loạn lo âu chia ly thường bắt đầu từ thời thơ ấu, tuy vậy nó có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và cả tuổi trưởng thành nếu:

 

  • Trẻ quá căng thẳng hoặc cảm thấy mất mát quá lớn trong cuộc sống trước bệnh tật hay cái chết của những người thân yêu. Ngoài ra cũng có thể là phải chứng kiến ba mẹ không hạnh phúc hoặc ly hôn, trẻ chuyển đến một nơi học rất xa hoặc mất đi thú cưng yêu quý của mình.

 

  • Các vấn đề về môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ, chẳng hạn như chứng kiến sự mất mát đau thương trước những thiên tai, thảm họa.

 

Dưới đây là một vài biểu hiện khác:

 

  • Trẻ thường xuyên lo lắng, đau buồn quá mức về việc phải chia xa những người thân yêu.
  • Trẻ từ chối rời khỏi nhà, không muốn đi học vì sợ sẽ không thấy ba mẹ ở trong tầm mắt.
  • Trẻ không muốn ở nhà một mình, không chịu đi ngủ khi không có người chăm sóc bên cạnh.
  • Trẻ hay bị hoảng loạn, đái dầm, thường xuyên nổi giận vô cớ.
  • Đặc biệt, trẻ mắc chứng rối loạn lo âu chia ly có thể hay mắc các bệnh như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, cảm cúm. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị tức ngực, hồi hộp nặng, nghẹt thở.

 

Cách để điều trị chứng bệnh rối loạn lo âu chia ly ở con trẻ

 

Phương pháp trị liệu tâm lý

 

Gia đình nên đồng hành để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh cho con trẻ

 

Theo đó, phương pháp này chủ yếu đánh mạnh vào việc thay đổi tư duy và nhận thức trong con trẻ. Một số liệu pháp hiệu quả thường hay được sử dụng với trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu chia ly này là khuyên nhủ, nói chuyện tâm lý, tư vấn và cùng gia đình đồng hành với con, hỗ trợ cá nhân,…

 

Mục tiêu của phương pháp trị liệu tâm lý đối với chứng bệnh rối loạn lo âu là giúp con trẻ có thể hiểu và cảm nhận rõ hơn về cảm xúc của mình. Từ đó giúp trẻ nhận thức và kiểm soát được sự lo âu, nâng cao khả năng tự quản lý cảm xúc và tâm lý của bản thân.

 

Phương pháp điều trị bằng thuốc

 

Đối với phương pháp sử dụng thuốc, thông thường sẽ có hai nhóm thuốc chính được sử dụng nhằm giảm thiểu các triệu chứng do căn bệnh rối loạn lo âu chia ly gây nên. Tuy vậy đây là phương án tham khảo, bạn cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ bác sĩ khi cho con trẻ sử dụng nhé.

 

  • Nhóm thuốc giảm thiểu sự lo âu: Là các loại thuốc như Tranxene, Seduxen, Atarax sẽ được sử dụng với một liều lượng vừa phải.
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm: Là loại thuốc Amitriptyline được chỉ định cho trẻ hay than phiền về cơ thể và kết hợp với những triệu chứng của trầm cảm. Ngoài ra, những trẻ xuất hiện các triệu chứng ám ảnh có thể sử dụng Anafranil.

 

Các liệu pháp có mục đích hỗ trợ

 

Ngoài việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ tâm lý hay sử dụng thuốc thì đối với trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu chia ly, phụ huynh cũng cần phải chú ý thay đổi lối sống lành mạnh hằng ngày cho trẻ:

 

Cần lên kế hoạch sinh hoạt thật đều đặn và khoa học cho con trẻ

 

  • Sinh hoạt một cách điều độ: Theo đó, hãy lên một kế hoạch bao gồm các hoạt động cần thiết phải thực hiện hằng ngày. Điều này sẽ tạo ra sự ổn định, giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi thực hiện.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Cần bổ sung cho trẻ mắc chứng rối loạn lo âu chia ly nhiều khoáng chất, vitamin để duy trình được một sức khỏe thật tốt.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội, nghệ thuật hay vui chơi giải trí: Phụ huynh cần nên động viên, khuyến khích trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động xã hội. Điều này giúp trẻ có thêm niềm vui và gắn kết được nhiều bạn bè.
  • Sự hỗ trợ quý giá từ gia đình: Gia đình nên chú ý theo dõi và hỗ trợ để trẻ giảm thiểu tối đa các triệu chứng của căn bệnh. Bằng cách tạo cho trẻ môi trường sống thật hạnh phúc và thoải mái.

 

Kết luận

 

Trên đây là những chia sẻ mà Viangelic gửi đến bạn đọc về chứng rối loạn lo âu chia ly ở con trẻ. Thông qua bài viết này, chúng mình hy vọng rằng bạn đã có thể hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cụ thể của căn bệnh, từ đó có kế hoạch điều trị và chăm sóc cho con trẻ hiệu quả. Và nếu bạn còn thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với Viangelic để được hỗ trợ nhé.

More to explorer

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *