trẻ tự kỷ
Picture of admin

admin

MỤC LỤC

Phương pháp TEACCH – Liệu pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ hiệu quả

Facebook
Twitter
Email

Đối với trẻ tự kỷ, có rất nhiều cách để hỗ trợ nhằm giảm thiểu các triệu chứng xuất hiện. Tuy vậy, mỗi triệu chứng lại cần một liệu pháp điều trị khác nhau. Và đối với những trẻ không tốt về các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp thì phương pháp TEACCH được cho là hiệu quả trong trường hợp này.

 

Giới thiệu về phương pháp TEACCH

 

Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Communication Handicapped Children method) là cụm từ viết tắt của phương pháp Điều trị và Giáo dục Trẻ khuyết tật về Giao tiếp và Tự kỷ. Theo đó, nó được xây dựng và phát triển đặc biệt dành riêng cho những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

 

TEACCH được phát triển bởi Tiến sĩ Eric Schopler và Tiến sĩ Robert Reichler vào năm 1960. Qua đó, nó cung cấp một hình thức học tập, rèn luyện trực quan, có cấu trúc.

 

Phương pháp TEACCH nhắm vào điểm mạnh của trẻ, giúp trẻ trở nên độc lập hơn trong việc quản lý thời gian hay tạo ra không gian của riêng mình. Mục đích lớn nhất của phương pháp này là giúp trẻ tự kỷ rõ hơn về thực tế từ các quan điểm nhận thức thông qua việc sử dụng các phương tiện trực quan nhất.

 

 

Đối với TEACCH, phụ huynh đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ và nâng cao hiệu quả. Ngoài việc giúp trẻ tự kỷ tập trung và việc học có cấu trúc, nó còn giúp phụ huynh cách đánh giá và thực hiện sự hỗ trợ cá nhân cho trẻ tại nhà.

 

5 Nguyên tắc chính cần tuân thủ khi thực hiện phương pháp TEACCH

 

5.1 Môi trường vật chất

 

Nguyên tắc thứ nhất liên quan đến việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc học tập của trẻ tự kỷ, đáp ứng được các yếu tố như thú vị và dễ quản lý.

 

Môi trường học tập rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ tự kỷ

 

Việc sắp xếp, bố trí môi trường cần có sự kết nối với phong cách học tập, sự khác biệt về mong muốn của từng trẻ. Theo đó, nếu môi trường được thiết lập tốt sẽ giúp giảm được sự kích thích, hạn chế việc xao lãng, giảm căng thẳng lo lắng. Từ đó giúp trẻ học tập, thúc đẩy công việc một cách nhất quán và hiệu quả nhất.

 

Lưu ý cần trang bị thông tin dạng văn bản hoặc các tín hiệu trực quan, rõ ràng đối với trường hợp trẻ tự kỷ không có khả năng nói bằng lời được.

 

5.2 Sắp xếp lịch trình có khả năng dự đoán được

 

Khi các hoạt động, môi trường nhằm mục đích hỗ trợ cho trẻ được sắp xếp một cách hợp lý, trẻ nắm được thông tin sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Bởi điều này sẽ hạn chế việc trẻ tự kỷ lo lắng hay cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạ khi tiếp cận những hoạt động mới.

 

5.3 Lịch trình phải hợp lý, trực quan

 

Thông thường, việc quan sát hình ảnh sẽ dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ nhớ hơn nhiều so với việc đọc văn bản. Do vậy, khi trẻ tự kỷ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, quý phụ huynh nên tập cho trẻ học tập thông qua hình ảnh. Lúc này, nhiệm vụ học sẽ trở nên dễ tiếp cận và ít khó hiểu hơn, giúp trẻ giảm thiểu bớt các triệu chứng không mong muốn xảy ra.

 

Lịch trình trực quan giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn

 

Nguyên tắc xây dựng lịch trình trực quan của phương pháp TEACCH còn giúp trẻ tự kỷ xây dựng được tính độc lập cao. Đặc biệt là khi trẻ tự áp dụng nguyên tắc này vào trong thói quen hay đời sống thường ngày của mình.

 

Một ví dụ về lịch trình trực quan: Lập danh sách những việc cần trẻ tự kỷ làm, lên kế hoạch và phác thảo các hoạt động, sử dụng hình ảnh để hướng dẫn trẻ từng bước để hoàn thành nhiệm vụ.

 

5.4 Thói quen và sự linh hoạt

 

Lợi ích của việc duy trì thói quen cho trẻ tự kỷ là giúp trẻ dự đoán được công việc hằng ngày, giảm đi sự nhầm lẫn hay lo lắng. Ngoài ra, nó còn giúp quý phụ huynh ngăn cản được sự phát triển của những thói quen riêng không lành mạnh nơi trẻ.

 

Trong cuộc sống hằng ngày thường có sự linh hoạt, các hoạt động thường xảy ra không cố định, đòi hỏi chúng ta phải có sự điều chỉnh phù hợp. Và đối với trẻ tự kỷ, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc cố hiểu và tự điều chỉnh để đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. Vậy nên, phương pháp TEACCH khuyến khích trẻ có thói quen dự đoán và biết cách để thích ứng.

 

5.5 Các hoạt động cần có cấu trúc trực quan

 

Theo đó, những hoạt động điều trị cho trẻ phải rõ ràng, có ý nghĩa và trực quan nhất đối với trẻ. Nếu trẻ không thể chạm, nhìn thấy hay tưởng tượng ra hoạt động, chúng sẽ cho rằng nó chưa đủ hấp dẫn và tìm cách không tham gia trải nghiệm.

 

Khi sử dụng phương pháp TEACCH, người hỗ trợ cần lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động hợp lý và rõ ràng nhất. Ngoài ra cần phải cung cấp các tư liệu cần thiết để trẻ hoàn thành được nhiệm vụ.

 

Cuối cùng, cần phải tạo ra một sự rõ ràng về mặt thị giác. Điều này giúp trẻ tự kỷ hiểu được mình đang làm gì, hạn chế gây mất tập trung, choáng ngợp hay khó hiểu dẫn đến hoang mang, lo lắng.

 

Lợi ích của phương pháp TEACCH đối với trẻ tự kỷ

 

Phương pháp Teach giúp trẻ tiếp thu các kỹ năng xã hội, giúp thay đổi nhận thức của các em về thế giới một cách tích cực.

 

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy phương pháp TEACCH còn tác động đến hành vi thích ứng của trẻ tự kỷ, đi kèm với đó là sự tương hỗ của xã hội bao gồm mức độ căng thẳng của cha mẹ, sự tương tác giữa họ với con cái. Phương pháp này cũng có hiệu quả rất lớn trong việc giảm các hành vi tự gây thương tích của trẻ.

 

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này tại nhà, nếu trẻ thích ứng tốt với những thói quen hằng ngày thì cha mẹ sẽ giảm được căng thẳng, lo âu. Điều này góp phần giúp phụ huynh yên tâm và còn tạo cho trẻ được tính tự lập, hòa nhập xã hội tốt.

 

Kết luận

 

Trên đây là một số thông tin về phương pháp TEACCH, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ và nuôi dạy trẻ tự kỷ. Viangelic mong rằng thông qua bài viết này, quý phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về TEACCH và những nguyên tắc khi áp dụng nó lên con trẻ. Liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ và giải đáp, bạn nhé.

More to explorer

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *