Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công bố cụ thể nào cho rằng chế độ dinh dưỡng có thể gây ra chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý (ADHD). Tuy vậy, đi kèm với các liệu pháp trị liệu để giảm các triệu chứng cho trẻ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị.
Chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý (ADHD) là gì?
Chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý là một trạng thái bị rối loạn thần kinh, gây ra sự không tập trung, bị bốc đồng cảm xúc hoặc là bị hiếu động thái quá ở một số người. Có thể nói đây là một trong những căn bệnh rối loạn trạng thái phổ biến và thường thấy nhất ở trẻ em. Tuy vậy, nó cũng ảnh hưởng đến rất nhiều người trưởng thành.
Hiện nay, y học vẫn chưa xác minh được nguồn gốc của căn bệnh này. Tuy nhiên thông qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng rất có thể di truyền là nguyên nhân chính của căn bệnh. Ngoài ra một số các yếu tố như độc tính của môi trường xung quanh, dinh dưỡng trong thời kỳ mẹ mang thai cũng ảnh hưởng mật thiết đến căn bệnh này.
Theo đó, chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý là sự suy giảm của các dopamine và noradrenaline có trách nhiệm tự điều tiết ở các vùng trong não. Do vậy khi các chức năng này không còn hoạt động tốt, trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý sẽ cố gắng vật lộn để thực hiện các nhiệm vụ như sự tập trung, các nhận thức về thời gian và nỗ lực hạn chế các hành vi quá đà, không phù hợp.
Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và hiệu suất khi làm việc, học tập hay để duy trì các mối quan hệ xung quanh của người bệnh. Do vậy có thể làm người bệnh tự ti, mất hứng thú với cuộc sống.
Chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý rất khó để điều trị dứt điểm mà chỉ có thể điều trị để giảm đi các triệu chứng của bệnh. Kết hợp với quá trình trị liệu các hành vi, việc bổ sung các chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp người bệnh kiểm soát tối đa các triệu chứng.
Nên bổ sung các chất dinh dưỡng nào để giảm được các triệu chứng của bệnh?
Một số thống kê cho thấy rất nhiều trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý đa phần có chế độ ăn uống không cân bằng và thiếu hụt rất nhiều các hợp chất dinh dưỡng. Do vậy các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng rất có thể việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp con trẻ giảm thiểu và cải thiện những triệu chứng gây nên.
Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ
Cho dù trẻ em có mắc chứng rối loạn tăng động hay không mắc căn bệnh này thì việc thiếu hụt các hợp chất như sắt, magie hay kẽm cũng làm tinh thần của trẻ suy yếu rất nhiều.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bổ sung thêm các hợp chất như kẽm hay sắt có tác động rất tốt đến các triệu chứng của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý. Một cuộc thử nghiệm vào năm 2014 đã cho thấy không những trẻ em mà ngay cả người trưởng thành cũng có dấu hiện cải thiện các triệu chứng sau 8 tuần bổ sung các giả dược.
Cung cấp đầy đủ các acid béo omega-3
Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý có hàm lượng acid béo omega-3 trong não thấp hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường. Acid béo omega-3 càng thấp thì triệu chứng xuất hiện càng nhiều, làm trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội, đặc biệt là học tập và kiểm soát hành vi. Việc bổ sung thêm omega-3 có thể phần nào giúp trẻ khắc phục được các triệu chứng. Tuy vậy hiệu quả cải thiện cũng chỉ đang ở mức thấp.
Bổ sung thêm acid amin cho trẻ
Để hoạt động tốt, mỗi tế bào trong cơ thể con người đều cần phải có các acid amin. Bởi lẽ chất này có nhiệm vụ tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh hoặc tạo thành các phân tử mang tín hiệu ở não. Các acid amin tốt như tyrosine, tryptophan hay phenylalanine đều được sử dụng để tạo ra những chất dẫn truyền thần kinh.
Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý thường gặp vấn đề ở những chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là nồng độ của các loại acid amin này trong nước tiểu và máu. Do vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất acid amin là điều vô cùng thiết thực và cần thiết để giảm đi các triệu chứng rối loạn.
Cần phải loại bỏ những thực phẩm nào đối với trẻ mắc chứng tăng động?
Không sử dụng các chất màu nhân tạo và các chất bảo quản
Một nghiên cứu theo dõi 800 trẻ mắc chứng tăng động đã cho kết quả rằng có khoảng 75% trên tổng số trẻ có dấu hiện các triệu chứng của căn bệnh khi áp dụng chế độ kiêng sử dụng các loại thực phẩm có màu nhân tạo và các chất bảo quản. Theo đó, các triệu chứng lại quay trở lại sao khi họ đưa màu nhân tạo vào trong thực đơn.
Do vậy đối với những gia đình có con trẻ mắc phải căn bệnh này, cha mẹ cần phải chú ý trong việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp. Tuyệt đối không cho con sử dụng những loại thực phẩm có chất tạo màu nhân tạo để đảm bảo những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hành vi của con trẻ.
Không sử dụng salicylate và các phụ gia thực phẩm
Vào năm 1970, một vị bác sĩ nổi tiếng có tên là Feingold đã phát hiện ra rằng những thực phẩm bổ sung cho trẻ có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của chúng. Do vậy ông đã tạo ra một chế độ ăn kiêng riêng dành cho bệnh nhân của mình và tiến hành loại bỏ các thành phần phụ gia có trong thực đơn của họ.
Trải qua một khoảng thời gian, vị bác sĩ này nhận thấy rằng các bệnh nhân đã phần nào cải thiện được các vấn đề về ảnh vi. Ngay lập tức sau đó ông đã bắt đầu việc nghiên cứu ở những đứa trẻ mắc chứng tăng động và cho chúng thử nghiệm chế độ ăn kiêng này. Kết quả cho thấy có từ 30 – 50% đứa trẻ trên tổng số cải thiện được hành vi và triệu chứng của bản thân.
Sau thành công vang dội, nghiên cứu được rất nhiều phụ huynh nồng nhiệt chào đón và tôn vinh. Mặc dù phương pháp này không cải thiện triệt để được các triệu chứng của bệnh nhưng nó đã góp phần kích thích việc nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng hơn với những loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân mắc chứng tăng động.
Kết luận
Trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, hành vi và sự phát triển bản thân. Tuy vậy cha mẹ hay người chăm sóc cần kiên nhẫn để giúp trẻ giảm thiểu tối đa các triệu chứng, từ đó tìm thấy nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Liên hệ với Viangelic nếu bạn đang cần hỗ trợ về cách chăm sóc cho con trẻ mắc chứng bệnh tăng động này nhé.