Có thể nói tâm thần phân liệt là một chứng bệnh gây rối loạn tâm thần một cách nghiêm trọng cho những trẻ mắc bệnh. Theo đó, bố mẹ cần quan sát thật kỹ để phát hiện và điều trị sớm, giúp hạn chế tối đa các hiệu quả nặng nề cho hành trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Chứng tâm thần phân liệt ở trẻ là gì?
Có thể nói tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng với những hậu quả nặng nề. Căn bệnh này liên quan mật thiết đến những vấn đề như suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của trẻ. Qua đó nó có thể gây ra một sự kết hợp phức tạp của ảo giác, ảo tưởng, lối suy nghĩ cùng những hành vi rối loạn không kiểm soát. Điều này có thể làm suy giảm các khả năng hoạt động của trẻ.
Theo đó, những biểu hiện của tâm thần phân liệt ở trẻ em khác tương tự với chứng tâm thần phân liệt ở người lớn. Tuy vậy chúng lại xuất hiện rất sớm và hầu như tác động một cách mạnh mẽ đến hành vi hay sự phát triển của trẻ.
Theo y học, tâm thần phân liệt là một căn bệnh mãn tính và đòi hỏi sự điều trị suốt đời. Do vậy việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này ở thời điểm sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng và kết quả điều trị cho trẻ.
Nguyên nhân nào gây nên chứng tâm thần phân liệt?
Ở thời điểm hiện tại, y học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nào gây nên chứng tâm thần phân liệt ở trẻ. Theo đó, căn bệnh này xảy ra bởi rất nhiều lý do khác nhau có thể kể đến như:
- Trẻ bị ảnh hưởng về não trước khi được sinh ra.
- Giữa các khu vực trong não bộ của trẻ bị mất kết nối trầm trọng.
- Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh.
- Biến chứng và hậu quả khi mang thai và sinh nở không đúng cách.
- Môi trường căng thẳng trong thời gian quá dài cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt của trẻ.
- Trước khi sinh mẹ bị mắc các căn bệnh như tiền sản giật, tiểu đường, thiếu vitamin D cũng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh.
Những triệu chứng của căn bệnh tâm thần phân liệt xuất hiện ở trẻ nhỏ
Đối với những triệu chứng thời kỳ mới mắc bệnh
- Những đứa trẻ có dấu hiệu mắc tâm thần phân liệt sẽ bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ biết đi hoặc biết đi bộ rất muộn so với lứa tuổi.
- Trẻ biết bò muộn hơn so với các bạn đồng trang lứa.
- Trẻ có các hành vi vận động bất thường như rung lắc hoặc đập cánh tay.
Đối với những triệu chứng ở thời kỳ thanh thiếu niên
Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện khác tương tự như ở người lớn nhưng tình trạng có thể khó nhận biết hơn bởi đây thường là giai đoạn nổi loạn của trẻ. Theo đó, một số triệu chứng ban đầu cho thấy nguy cơ trẻ bị mắc chứng tâm thần phân liệt là:
- Trẻ thường bị khó ngủ và có những hành vi rất kỳ lạ.
- Trẻ trộm cắp tiền từ bạn bè hoặc cha mẹ, người thân.
- Thành tích học tập trên trường giảm sút một cách nhanh chóng.
- Trẻ luôn trong trạng thái cáu kỉnh và chán nản, bực tức.
- Trẻ tò mò và sử dụng các chất kích thích.
- Trẻ đôi khi có sự ảo giác về môi trường xung quanh.
Đối với những triệu chứng ở thời kỳ muộn
Biểu hiện ảo tưởng
Là những niềm tin không có thực của trẻ bị tâm thần phân liệt. Chẳng hạn như trẻ luôn nghĩ bản thân đang bị quấy rối, xâm hại. Chúng có những suy nghĩ rằng mình có năng lực đặc biệt, mình nổi tiếng, mình được người kia yêu hoặc thậm chí là suy nghĩ sẽ có những thảm họa lớn xảy ra. Chứng ảo tưởng này đa phần những người mắc tâm thần phân liệt đều gặp phải.
Suy nghĩ một cách vô tổ chức
Trạng thái giao tiếp của trẻ sẽ không trơn tru, lành mạnh và bị suy yếu. Đôi khi chúng sẽ trả lời những câu hoàn toàn không liên quan đến các câu hỏi được đặt ra. Hoặc có lúc lời nói của chúng được ghép từ những từ không có ý nghĩa gì với nhau.
Biểu hiện của sự ảo giác
Những trẻ mắc tâm thần phân liệt sẽ thường xuyên bị ảo giác từ những điều trong cuộc sống. Theo đó triệu chứng này xuất hiện ở tất cả các giác quan, trong đó ảo giác nghe là phổ biến nhất.
Có những hành vi bất thường
Theo đó, triệu chứng này sẽ biểu hiện theo rất nhiều cách khác như như trẻ lanh lợi dẫn đến những sự kích động không thể lường trước. Trẻ phản kháng mãnh liệt với sự chỉ dẫn từ người lớn hoặc chúng thể hiện những tư thế rất kỳ quái. Ngoài ra đôi khi chúng không phản ứng và lúc phản ứng thì lại quá mức.
Những triệu chứng âm tính
Trẻ sẽ mất sự hứng thú với những hoạt động thông thường, không tham gia chơi với bạn bè. Đôi khi chúng không vệ sinh cá nhân, khuôn mặt không cảm xúc, không giao tiếp bằng mắt, nét mặt luôn giữ nguyên và ngôn ngữ nói bị đơn điệu.
Xuất hiện các triệu chứng rất khó để diễn giải
Trẻ em mắc tâm thần phân liệt sớm thì các triệu chứng có thể tích tụ dần theo thời gian. Ban đầu, những dấu hiệu và triệu chứng có thể mờ nhạt đến mức bạn không nhận ra điều gì không bình thường.
Theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và đáng chú ý hơn. Cuối cùng, trẻ có thể phát triển các triệu chứng rối loạn tâm thần, bao gồm ảo giác, ảo tưởng và khó suy nghĩ. Suy nghĩ trở nên mất trật tự hơn, thường dẫn đến tình trạng “thoát khỏi thực tế” (rối loạn tâm thần). Trong nhiều trường hợp, việc nhập viện và điều trị bằng thuốc trở nên cần thiết để kiểm soát các triệu chứng.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, các dấu hiệu cũng như thông tin tổng quan nhất về chứng tâm thần phân liệt xuất hiện ở trẻ em. Cách điều trị hiệu quả và những phương pháp cải thiện sẽ được Viangelic chia sẻ cụ thể ở bài viết tiếp theo, cùng đón chờ để hiểu cụ thể hơn về căn bệnh này với chúng mình nhé.
118 Darebin Dr