Viangelic

Chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và những tác động tiêu cực mà các thiết bị điện tử mang lại

Ở thời điểm hiện tại, có thể thấy trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để sử dụng và xem các nội dung trên tivi, điện thoại di động, Ipad,… Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đồng thời sử dụng nhiều thiết bị điện tử sẽ tác động tiêu cực đến trẻ em đang phát triển bình thường. 

Đặc biệt hơn, những trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) lại có nguy cơ gặp phải những tiêu cực độc hại này cao hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, Viangelic mời bạn theo dõi bài chia sẻ bên dưới nhé.

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ADS) bị thu hút bởi các thiết bị điện tử

Trẻ em mắc ADS được cho là dễ bị thu hút bởi màn hình của các thiết bị điện tử, chúng có thể tiếp xúc, xem, chơi game, và có xu hướng dành nhiều thời gian trên Internet. 

Có bằng chứng cho thấy rằng trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ dành thời gian sử dụng các thiết bị điện tử khác với những trẻ bình thường. Theo đó, chúng sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông đơn độc rất cao như trò chơi điện tử, game. Còn các nội dung như tương tác hay mạng xã hội thấp rõ rệt.

  • 60,3% trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ (ADS) dành hầu hết thời gian để xem tivi và video.
  • Gần một nửa trong 41,4% thanh niên mắc rối loạn phổ tự kỷ (ADS) dành hầu hết thời gian rảnh của mình để chơi trò chơi điện tử so với 18% thanh thiếu niên trong dân số nói chung.

Rối loạn phổ tự kỷ

Một điều đáng buồn là cha mẹ của những trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có nhận thức được sự rủi ro và hậu quả, do vậy họ đã đưa ra những quy tắc khi cho phép con sử dụng các thiết bị. 

Tuy nhiên, đôi lúc họ lại dùng thời gian sử dụng thiết bị để trấn an hay làm phần thưởng cho con, hoặc tin rằng trò chơi sẽ có tác động tích cực đến sử phát triển của con trẻ. Do vậy, nhiều trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ không được kiểm soát là điều rất đáng lo ngại vì nó khiến chúng không thể học tập hay phát triển thông qua việc tương tác xã hội.

Xem thêm: Các dấu hiệu cha mẹ cần biết về rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ

Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử lâu gây ra hậu quả gì cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ?

Giao tiếp xã hội kém phát triển

Tất cả những người mắc rối loạn phổ tự kỷ (ADS) đều có những khiếm khuyết về việc giao tiếp xã hội . Theo đó, việc giao tiếp bằng mắt bị suy giảm, họ khó đọc nét mặt và ngôn ngữ cơ thể cũng như mức độ đồng cảm thấp. Những sự thiếu sót này có thể sẽ tăng dần lên nếu trẻ sử dụng các thiết bị điện tử nhiều. 

Bởi rằng khi trẻ luôn dành thời gian trên các thiết bị, chúng sẽ không được trải nghiệm hay tương tác trực tiếp nhiều với bạn bè. Đây có thể xem là điều cần thiết để phát triển giao tiếp xã hội một cách hiệu quả.

rối loạn phổ tự kỷ

Gây gián đoạn giấc ngủ và mất đi đồng hồ sinh học của cơ thể

Bởi ánh sáng từ các thiết bị điện tử bắt chước ánh sáng ban ngày nên chúng sẽ ức chế melatonin, tín hiệu ngủ do bóng rối phát ra. Theo đó, chỉ với một vài phút kích thích màn hình thiết bị có thể gây trì hoãn đến việc giải phóng melatonin trong vài giờ.

Ánh sáng ban đêm từ bàn hình của thiết bị cũng ngăn cản giấc ngủ gây cản trở việc chuyển động nhanh của mắt (REM), được xem là giai đoạn để não được phục hồi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy nhiều trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ cũng gặp vấn đề về giấc ngủ mãn tính.

Hệ thần kinh của trẻ có thể bị kích thích quá mức

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ xem các thiết bị điện tử thường xuyên có thể làm hệ thần kinh bị kích thích. Thời gian xem sẽ làm tăng căng thẳng, gây hưng phấn quá mức hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc, tạo ra sự kích thích quá mức. Lâu dài trẻ sẽ rất dễ gặp phát các vấn đề khi điều hòa hay kiểm soát các kích thích của mình.

Một vài biểu hiện là trẻ có những phản ứng căng thẳng quá mức, trẻ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và dễ bị kích thích quá mức, gây nên những hành động không đáng có.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ không học được cách tự trấn tĩnh bản thân

Việc nghiện sử dụng các thiết bị điện tử có thể làm cho trẻ tăng căng thẳng, hưng phấn quá mức, rối loạn điều hòa cảm xúc và tại ra sự kích thích quá mức, ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát của bản thân.

Ngoài ra, khi xem hay chơi game trên các thiết bị điện tử, trẻ không học được cách tự trấn tĩnh. Bởi những trò chơi đa phần điều chỉnh sự chú ý của trẻ bằng việc đưa ra những thay đổi hay các phần thưởng nhanh chóng, kết quả là trẻ sẽ không học cách tự điều chỉnh trong các tình huống, giảm đi tính tò mò, tự chủ và cảm xúc sẽ không được ổn định.

Trẻ tăng nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế và lo lắng xã hội

Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ bị nghiện các thiết bị xã hội sẽ rất dễ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Theo đó, nếu sử dụng các thiết bị điện tử và nhìn màn hình quá nhiều sẽ có khả năng được chẩn đoán mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm gấp đôi so với người ít sử dụng.

Mức độ rối loạn tâm thần cao hơn đối với trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Theo các nghiên cứu, trẻ tự kỷ có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn về tâm thần, bao gồm rối loạn tâm trạng và lo âu, ADHD và tật giật mình.

Đối với chứng rối loạn tâm thần, trẻ em mắc ASD xem thiết bị điện tử hàng ngày có thể bị ảo giác, hoang tưởng, phân ly và mất khả năng kiểm soát ở thực tế. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ thuyên giảm hoặc giảm đi một cách đáng kể sau nếu sau đó hạn chế sử dụng thiết bị.

rối loạn phổ tự kỷ

Trẻ sẽ dễ bị chậm phát triển về vận động

Càng dành nhiều thời gian cho màn hình các thiết bị điện tử, trẻ sẽ càng dành ít thời gian cho các hoạt động thể chất nhằm thúc đẩy sự phát triển các giác quan và khả năng vận động. Do vậy, trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp các vấn đề về tích hợp cảm giác vận động.

Bố mẹ nên làm gì trong bối cảnh các phương tiện truyền thông kỹ thuật số quá phát triển?

Trong bối cảnh công nghệ và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số quá phát triển như hiện nay, việc không cho phép con xem các thiết bị điện tử là một điều khó khăn. Do vậy, bố mẹ phải tìm cách để cho xem chúng một cách phù hợp.

Chẳng hạn như hạn chế cho trẻ ngồi một mình khi xem, cần phải có người lớn ở bên cạnh để trả lời những vấn đề chúng thắc mắc. Hơn thế nữa có thể giúp chúng hiểu và áp dụng được những gì chúng đang nhìn thấy và trải nghiệm trên các thiết bị điện tử.

Kết luận

Việc trẻ rối loạn phổ tự kỷ nghiện xem các thiết bị điện tử sẽ gây nên những hậu quả to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển và lớn lên của trẻ. Do vậy ở những giai đoạn nhạy cảm khi nuôi dạy trẻ, bố mẹ cần luôn theo dõi và đồng hành để trẻ có thể phát triển những khả năng một cách tốt nhất.

 118 Darebin Dr
 +61 421 448 434
 info@viangelic.com

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
× How can I help you?