Viangelic

Cách để chẩn đoán được chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ

Chẩn đoán được chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và chăm sóc đúng cho sức khỏe tâm thần của trẻ. Tuy vậy, việc chẩn đoán có thể gặp một số khó khăn do khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế, chúng cũng gặp vấn đề trong việc ghi nhớ và phản hồi. 

Tại sao cần thiết phải chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt càng sớm càng tốt?

Định hướng điều trị

Chẩn đoán chính xác giúp định hướng phương pháp điều trị và quản lý phù hợp cho trẻ. Điều trị chứng tâm thần phân liệt thường bao gồm sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. 

Đảm bảo sự phát triển và học tập

 

hứng tâm thần phân liệt có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển xã hội, ngôn ngữ, học tập và khả năng chung của trẻ. Chẩn đoán sớm giúp đưa ra các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc phù hợp để tối đa hóa tiềm năng và sự phát triển của trẻ. 

Hỗ trợ gia đình hiểu hơn về tình trạng của con

Chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ giúp gia đình hiểu rõ về tình trạng của con và cung cấp hỗ trợ thích hợp để xử lý các thách thức và khó khăn mà chứng bệnh có thể mang lại.

Các cách để chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ

Khám tổng quát sức khỏe

Việc khám sức khỏe ngoài việc kiểm tra được các triệu chứng hay các biến chứng liên quan đến căn bệnh, phương pháp này còn hỗ trợ phát hiện sớm và loại bỏ những mầm bệnh khác.

Ngoài ra, xét nghiệm và sàng lọc khi khám bệnh cũng giúp loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự.

Tâm thần phân liệt ở trẻ em

Đánh giá tâm lý của trẻ

Để chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ, quan sát ngoại hình và thái độ của trẻ, hỏi về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc đánh giá mọi suy nghĩ tự làm hại hoặc làm hại người khác, đánh giá khả năng suy nghĩ và hoạt động ở mức độ phù hợp với lứa tuổi của trẻ và đánh giá tâm trạng lo lắng cũng như các triệu chứng loạn thần. 

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh của gia đình và của trẻ để tìm hiểu thêm về nguyên nhân có thể góp phần vào chứng tâm thần phân liệt

Chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ thường yêu cầu sự hợp tác giữa các chuyên gia như bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học trẻ em và các chuyên gia y tế khác. Quá trình chẩn đoán sẽ bao gồm các phương pháp như đánh giá hành vi, phỏng vấn gia đình và quan sát trẻ.

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể sử dụng tiêu chí từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) trong quá trình chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ em. DSM-5 là một tài liệu được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và cung cấp các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần.

Việc chẩn đoán được chứng tâm thần phân liệt ở trẻ rất khó khăn, một phần là do một số biểu hiện của bệnh này khá tương tự như trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực. Do vậy, đòi hỏi các bác sĩ phải theo dõi những hàn vi hay suy nghĩ của trẻ ít nhất là 6 tháng để chẩn đoán được một cách chính xác.

Ở một số trường hợp, các bác sĩ khi điều trị có thể cho trẻ sử dụng thuốc trước khi chính thức đưa ra chẩn đoán, đặc biệt là những trẻ có triệu chứng làm mình bị thương hoặc có xu hướng gây hại cho người khác.

Rối loạn tâm thần trẻ em và những điều cần biết - Nhà thuốc FPT Long Châu

Ai là người giúp trẻ điều trị chứng tâm thần phân liệt?

Điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em thường là một quá trình kéo dài suốt đời, ngay cả khi các triệu chứng có vẻ biến mất. Trong quá trình này, việc hướng dẫn và điều trị thường được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia, bao gồm: 

Bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu khác

Những chuyên gia này có kinh nghiệm trong việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em. Họ có thể cung cấp các phương pháp và kỹ thuật thích hợp để giúp trẻ em vượt qua các khó khăn tâm lý và tìm hiểu cách điều chỉnh cuộc sống hàng ngày. 

Y tá tâm thần

Y tá tâm thần có vai trò hỗ trợ bác sĩ và nhà tâm lý học trong việc quản lý và điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em. Họ có thể giúp theo dõi tiến trình điều trị, hỗ trợ quản lý thuốc, và cung cấp thông tin giáo dục và hướng dẫn cho gia đình. 

Nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ xã hội và tư vấn cho trẻ em và gia đình. Họ có thể giúp gia đình tìm kiếm các nguồn lực xã hội, tài chính và hỗ trợ tâm lý cần thiết trong quá trình điều trị. 

Thành viên gia đình

Gia đình là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Sự hỗ trợ và tham gia tích cực của gia đình có thể giúp trẻ em cảm thấy an toàn và ổn định, đồng thời cung cấp một môi trường thuận lợi để thực hiện các phương pháp điều trị. 

Dược sĩ

Dược sĩ có vai trò cung cấp thông tin về thuốc và hướng dẫn về cách sử dụng chúng. Họ có thể giúp theo dõi việc sử dụng thuốc và đảm bảo rằng liều lượng và lịch trình sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. 

Nhân viên chăm sóc

Nhân viên chăm sóc có thể đóng vai trò hỗ trợ hàng ngày trong việc quản lý cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. Họ có thể giúp trẻ em thực hiện các hoạt động hàng ngày, quản lý cảm xúc và tạo môi trường ổn định cho trẻ.

Các cách điều trị chứng tâm thần phân liệt ở trẻ

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc chống loạn thần thường được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt ở trẻ em tương tự như trong trường hợp người lớn. Những thuốc này có thể giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng như ảo tưởng, ảo giác, mất động lực và thiếu cảm xúc.

Tâm thần phân liệt ở trẻ em: Dấu hiệu cảnh báo

Mục tiêu của việc điều trị chứng tâm thần phân liệt bằng những loại thuốc chống loạn thần nhắm mục đích kiểm soát các triệu chứng với liều thuốc thấp nhất ở mức có thể sử dụng. Tùy vào từng triệu chứng mà các bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc với nhau như thuốc chống lo âu và trầm cảm.

Phải mất khoảng thời gian lên đến vài tuần mới nhận thấy rõ sự hiệu quả của thuốc.

Sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu đối với cá nhân

Các liệu pháp tâm lý nhằm giảm thiểu các triệu chứng của tâm thần phân liệt giúp trẻ có thể học được cách để đối với với những căng thẳng hay thách thức trong cuộc sống do căn bệnh này mang lại. Theo đó, liệu pháp tâm lý giúp trẻ có thể kết nối với bạn bè hơn, ngoài ra có thể hiểu được tình trạng của mình để tuân thủ kế hoạch điều trị đã đề ra.

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị

Liệu pháp đối với gia đình

Bố mẹ hay những người thân trong gia đình cần sát sao theo dõi, quan tâm nhiều hơn đối với con trẻ, đặc biệt là những bé mắc chứng tâm thần phân liệt. Mặc dù quá trình chăm sóc sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng nếu nỗ lực cố gắng, việc trị liệu có thể giúp trẻ và gia đình cải thiện được giao tiếp. Qua đó giải quyết những xung đột trong các mối quan hệ.

Rèn luyện cho bé mắc tâm thần phân liệt kỹ năng sống lành mạnh

Theo đó, bố mẹ có thể đào tạo các kỹ năng học tập hay xã hội cho bé. Đây là một yếu tố rất quan trọng nhằm điều trị và cải thiện chứng tâm thần phân liệt ở trẻ. Chẳng hạn như nếu trẻ gặp khó khăn khi tắm hoặc mặc quần áo, bố mẹ hãy tận tình hướng dẫn và kiên nhẫn với bé. Nếu bé sợ đến trường, hãy kể cho bé nghe những điều tốt và thú vị để kích thích bé.

Ngoài ra, có thể lên kế hoạch điều trị hoặc duy trì các hoạt động có ích cho trẻ như sinh hoạt cộng đồng, vẽ tranh, tập thể dục,…

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách để chẩn đoán chứng tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ và một số phương pháp nhằm giảm thiểu các triệu chứng của trẻ. Viangelic biết rằng hành trình đồng hành cùng trẻ sẽ rất gian nan, tuy vậy bố mẹ hãy cứ kiên nhẫn cùng con để đạt được những điều mong ước nhé.

 118 Darebin Dr
 +61 421 448 434
 info@viangelic.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
× How can I help you?