Viangelic

Chi tiết cách chẩn đoán chứng rối loạn học tập cho con trẻ

Rối loạn học tập là sự rối loạn ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu, xử lý và sử dụng thông tin của con trẻ. Do vậy, việc chẩn đoán chính xác là vô cùng cần thiết nhằm hỗ trợ trẻ giảm thiểu các tình trạng của bệnh và nâng cao sự phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây, Viangelic sẽ giới thiệu cụ thể về cách chẩn đoán bệnh, mời bạn cùng theo dõi để hiểu rõ hơn nhé.

1. Phân loại rối loạn học tập ở trẻ

Chứng bệnh rối loạn học tập thường được phân thành các nhóm khác nhau, bao gồm:

  • Rối loạn về việc đọc và viết: Trẻ sẽ đọc chậm, gặp khó khăn để nhận diện được từ ngữ đúng chính tả.
  • Không hiểu ngôn ngữ: Trẻ sẽ rất khó để hiểu người khác nói gì, truyền đạt như thế nào trong quá trình giao tiếp.
  • Gặp vấn đề với toán học: Không hiểu các khái niệm, không nhớ số đếm, không nhận diện được hình học và cũng không thực hiện được các phép toán cơ bản.
  • Gặp khó khăn khi vận động: Dễ gặp lúng túng khi vận động, thường xuyên va chạm vào mọi thứ và vấp ngã.

 

Đặc biệt, rất nhiều phụ huynh đang lầm tưởng giữa hai chứng bệnh là rối loạn học tập và rối loạn thiếu tập trung. Theo đó, nếu trẻ hay bồn chồn hoặc dễ bị phân tâm khi học thì đây là dấu hiệu của rối loạn thiếu tập trung. 

Rối loạn học tập

Cho đến thời điểm hiện tại, ước tính có đến 25 – 35% các em vừa mắc chứng rối loạn trong học tập vừa bị rối loạn thiếu tập trung. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và cuộc sống hằng ngày của các em.

2. Các cách chẩn đoán chứng rối loạn học tập ở trẻ hiệu quả nhất

Trẻ bị rối loạn học tập thường được xác định khi có sự chênh lệch giữa tiềm năng học tập và kết quả học tập thực tế. Để xác định rõ những thiếu sót về kỹ năng và quá trình nhận thức, cần thực hiện các đánh giá toàn diện bao gồm ngôn ngữ, lời nói, nhận thức, giáo dục, y tế và tâm lý. 

rối loạn học tập

Đồng thời, việc đánh giá hành vi xã hội và cảm xúc cũng rất quan trọng để lên kế hoạch điều trị hiệu quả và theo dõi sự tiến bộ của trẻ.

2.1. Tiến hành đánh giá

2.1.1 Đánh giá về nhận thức

Bao gồm các bài kiểm tra trí tuệ bằng lời nói hoặc không lời, thường sẽ do các thầy cô trong nhà trường thực hiện. Việc kiểm tra giúp ích trong việc mô tả cách mà trẻ xử lý các thông tin mà chúng yêu thích. Ví dụ như trẻ có thể hiểu theo cách tổng quan, hiểu và phân tích một phần nào đó hoặc đơn giản là chỉ lắng nghe mà không hiểu.

  • Việc đánh giá về hệ thần kinh sẽ vô cùng hiệu quả đối với các bé bị tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc vùng não với các chức năng cụ thể.
  • Việc đánh giá ngôn ngữ và lời nói sẽ giúp xác định được liệu trẻ có hiểu hết ngôn ngữ và sử dụng chúng đúng không và liệu rằng trẻ có ghi nhớ được không.

2.1.2. Đánh giá qua giáo dục

Đánh giá giáo dục cần được thực hiện thông qua sự quan sát của giáo viên về hành vi của trẻ trong lớp học và xác định thành tích học tập của trẻ. Quá trình này bao gồm:

Đánh giá khả năng đọc

  • Khả năng giải mã và nhận diện từ ngữ.
  • Hiểu và thông thạo từ vựng.

Đánh giá kỹ năng viết

  • Viết các mẫu câu để kiểm tra chính tả và ngữ pháp.
  • Đánh giá sự trôi chảy và mạch lạc trong việc trình bày ý tưởng.

Đánh giá kỹ năng tính toán

  • Khả năng thực hiện các phép tính. 
  • Kiến thức về các hoạt động toán học. 
  • Hiểu biết về các khái niệm toán học. 
  • Giải quyết các bài toán.

2.1.3 Đánh giá qua y tế

Bao gồm việc xem xét về tiền sử gia đình của trẻ, sức khỏe, khám thần kinh để tìm thấy những rối loạn mang tính tiềm ẩn. Qua đó, giúp định hướng các phương pháp can thiệp và điều trị nếu phát hiện trẻ có vấn đề về hệ thần kinh.

2.1.4. Đánh giá qua tâm lý

Việc đánh giá qua tâm lý là rất quan trọng, nhằm mục đích phân biệt với các chứng bệnh khác như tăng động, rối loạn chức năng, trầm cảm, rối loạn lo âu,… Ngoài ra, thái độ của trẻ đối với việc học tập, nhà trường và các mối quan hệ bạn bè, thầy cô cũng là yếu tố giúp việc đánh giá trở nên chính xác hơn.

2.2. Chẩn đoán chứng rối loạn học tập qua tiêu chuẩn lâm sàng

Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn được quy định trong “Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần, Tái bản lần thứ năm” (DSM-5). Để chẩn đoán, trẻ cần phải gặp ít nhất một trong những khó khăn sau đây trong thời gian ≥ 6 tháng, mặc dù đã nhận được sự can thiệp và hỗ trợ cần thiết:

  • Đọc: Trẻ đọc từ không chính xác, đọc chậm, hoặc mất nhiều thời gian. 
  • Hiểu văn bản: Trẻ không hiểu nghĩa của từ viết. 
  • Đánh vần: Trẻ gặp khó khăn trong việc đánh vần chính xác. 
  • Viết: Trẻ viết sai ngữ pháp, mắc lỗi chấm câu, hoặc diễn đạt ý tưởng không rõ ràng. 
  • Hiểu số lượng: Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu mối quan hệ giữa độ lớn và con số, trẻ lớn hơn có thể gặp khó khăn với các phép tính đơn giản. 
  • Lập luận toán học: Trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng các khái niệm toán học để giải quyết vấn đề.

Nếu trẻ thể hiện những kỹ năng này không ngang bằng so với các bạn đồng trang lứa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập hay hoạt động hằng ngày, chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu của rối loạn học tập.

Ngoài ra, những khó khăn khi mắc chứng bệnh này không nên được giải thích bởi các rối loạn phát triển thần kinh khác hoặc chứng thiểu năng trí tuệ.

3. Điều trị rối loạn học tập cho con trẻ

3.1. Quản lý giáo dục

Đầu tiên là phương pháp điều trị tập trung vào giáo dục, tuy vậy vẫn có thể bao gồm các hình thức khác như điều trị y tế, hành vi hay tâm lý cho trẻ. Theo đó, cần tổ chức phương pháp dạy học phù hợp, bởi nếu không được giảng dạy đúng cách, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Đối với những trẻ mắc chứng rối loạn học tập ở mức độ nặng, cần bố trí các lớp học hay chương trình giáo dục riêng biệt, chuyên sâu để phù hợp với tình trạng của trẻ.

rối loạn học tập

Trẻ em bị rối loạn trong học tập nên cố gắng tham gia càng nhiều các lớp học, nơi cũng có các bạn mắc phải tình trạng tương tự để gia tăng sự hòa nhập và tự tin.

3.2. Điều trị bằng thuốc

Nếu được sự tư vấn, hỗ trợ và cho phép từ các chuyên gia bác sĩ, trẻ mắc rối loạn học tập cũng có thể sử dụng một số loại thuốc như methylphenidate và một số chế phẩm nhằm gia tăng sự chú ý và tập trung. Qua đó giúp trẻ hiểu tốt hơn trong khi học.

3.3. Hỗ trợ tâm lý

Trẻ mắc rối loạn cần được hỗ trợ không chỉ về mặt học thuật mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý. Do vậy, quý phụ huynh hãy chú ý giúp trẻ trở nên tự tin hơn bằng việc nhận diện được điểm mạnh và giúp trẻ phát huy chúng.

Ngoài ra, hãy luôn kiên nhẫn khi chỉ dạy, đảm bảo môi trường học tập không căng thẳng, luôn tràn ngập sự thú vị để hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

4. Kết luận

Việc chẩn đoán chứng khuyết tật trong học tập là một hành trình phức tạp, đòi hỏi gia đình, nhà trường và các chuyên gia phải luôn phối hợp một cách chặt chẽ với nhau. Việc chẩn đoán chính xác và lập được kế hoạch phù hợp sẽ hỗ trợ trẻ vượt qua được khó khăn, gia tăng sự phát triển toàn diện cho bản thân.

Và nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị để hỗ trợ và đồng hành giảm thiểu các tình trạng rối loạn cho trẻ, hãy liên hệ với Viangelic để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất nhé.

 118 Darebin Dr
 +61 421 448 434
 info@viangelic.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
× How can I help you?