Rối loạn lưỡng cực ở trẻ em được xem là một căn bệnh giống như rối loạn tâm thần, đi kèm với nhiều triệu chứng khó hiểu và phức tạp. Theo đó, những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường sẽ có những thay đổi khác lạ về trạng thái tâm sinh lý. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ tác động một cách tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và phát triển trong cuộc sống.
Thế nào là chứng rối loạn lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một căn bệnh tâm thần đặc trưng, chúng mang các dấu hiệu về những thay đổi ở tâm trạng của trẻ theo chiều hướng tiêu cực và mãnh liệt hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những hành vi của trẻ.
Theo đó, những đứa trẻ đa phần đều có những thay đổi về tâm trạng trong quá trình chúng lớn khôn, đây là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đó ở bé xuất hiện các biểu hiện hưng phấn quá đà và bắt đầu trở nên trầm lặng đột ngột trong một thời gian dài thì rất có thể trẻ đang gặp phải tình trạng rối loạn lưỡng cực.
Những biểu hiện cho thấy trẻ mắc chứng rối loạn lưỡng cực
Theo nghiên cứu, các biểu hiện của chứng rối loạn lưỡng cực đa phần tập trung vào tâm trạng, đặc trưng bởi những thay đổi lớn trong các hành vi mà trẻ thể hiện. Chúng bao gồm sự pha trộn giữa những trạng thái trầm cảm và hưng cảm như:
- Trẻ thường xuyên nói nhiều thứ một lần.
- Trẻ dễ dàng bị xao nhãng bởi một điều gì đó.
- Ngủ rất ít những không hề thấy mệt mỏi.
- Làm những hành động liều lĩnh hoặc không đúng với độ tuổi và khả năng của bản thân.
- Thường xuyên thể hiện sự giận dữ.
- Khờ khạo so với tuổi và thường không vui.
- Trẻ vô cớ khóc, vô cớ buồn và thường xuyên cảm thấy vô vọng.
- Trẻ đôi khi không còn sự hứng thú nào đối với những việc mình đã từng yêu thích.
- Bị mắc chứng rối loạn lo âu, ăn không ngon.
- Thường xuyên than phiền về những con đau như đau bụng, đau đầu,…
Cách chẩn đoán chứng rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Rối loạn lưỡng cực cần phải được chẩn đoán bởi một chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý. Để đưa ra kết luận, chuyên gia sẽ xem xét các triệu chứng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, họ sẽ tiến hành một cuộc phỏng vấn với bố mẹ hoặc những người chăm sóc thường xuyên cho trẻ, quan sát cách trẻ hoạt động và có thể gặp gỡ trẻ trực tiếp để có cái nhìn sâu hơn.
Đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ thường rất cẩn thận để phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm. Trẻ em mắc rối loạn trầm cảm thường trải qua sự khó chịu và cơn giận dữ kéo dài mà nguyên nhân xuất phát từ bản thân bé. Trong khi đó, trẻ em mắc rối loạn lưỡng cực (kết hợp cảm xúc vui buồn và trầm cảm) theo lý thuyết phải có tiền sử trải qua ít nhất một lần chuyển đổi không bình thường giữa trạng thái cảm xúc vui buồn.
Ví dụ, trẻ có thể thể hiện một cảm xúc phấn chấn, vui vẻ và hào hứng quá mức tại một thời điểm, nhưng sau đó, đột ngột chuyển sang trạng thái trầm uất, buồn chán và thờ ơ mà không có lý do rõ ràng. Khi rối loạn lưỡng cực tiến triển đến giai đoạn cao trào, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng ảo giác và ảo tưởng. Nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực sẽ cao hơn đối với trẻ đã từng trải qua bệnh trầm cảm trong quá khứ.
Những phương pháp chữa trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Hậu quả của việc trẻ mắc chứng rối loạn lưỡng cực là nguy cơ tự tử sẽ cao với những lý do hết sức vô lý. Vì vậy, để ngăn chặn được tình trạng này, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn về cảm xúc hay tâm trạng của trẻ. Thông qua đó kết hợp với việc chữa trị để giảm thiểu các triệu chứng cho bé.
Và thông thường, căn bệnh này sẽ được kết hợp chữa trị giữa thuốc và các phương pháp trị liệu tâm lý.
Sử dụng thuốc
Có một số loại thuốc được kê đơn khác nhau có thể giúp trẻ kiểm soát các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, trẻ em nên được dùng liều thấp nhất và số lượng thuốc ít nhất có thể. Đồng thời, trẻ cần thử nghiệm một số loại thuốc và liều lượng khác nhau trước khi tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ từ 12 tuổi trở lên là lithium, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.
Một điều quan trọng cần nhớ là ba mẹ nên thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì loại thuốc này có tiềm ẩn các tác dụng phụ như tăng cân hoặc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu trẻ gặp bất kỳ tác dụng phụ nào do thuốc gây ra, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết ngay, và không bao giờ ngừng sử dụng thuốc đột ngột, nhằm tránh rủi ro cho sức khỏe của trẻ.
Sử dụng các liệu pháp tâm lý
Biện pháp trị liệu tâm lý thường được kết hợp với việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không chỉ dành riêng cho trẻ, mà cả bố mẹ cũng có thể tham gia vào quá trình này để hiểu rõ hơn về những gì con mình đang trải qua và từ đó hỗ trợ gắn kết gia đình.
Hiện nay, có một số phương pháp trị liệu đã được chứng minh hiệu quả, bao gồm trị liệu hành vi nhận thức, trị liệu gia đình tập trung và giáo dục tâm lý gia đình. Những phương pháp này giúp nâng cao kiến thức và nhận thức của bố mẹ về bệnh tâm lý, từ đó giúp bạn đối phó kịp thời với tình trạng của trẻ và tránh những hậu quả không mong muốn.
Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm và mang lại những hậu quả khôn lường đối với trẻ nhỏ. Do vậy, ngay từ khi nhận thấy những biểu hiện của trẻ, cha mẹ cần lên kế hoạch điều trị và giảm thiểu các triệu chứng. Và nếu cần sự hỗ trợ hoặc có thắc mắc nào mong muốn được giải đáp, hãy liên hệ với Viangelic ngay hôm nay bạn nhé.