Viangelic

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ở trẻ em và phương pháp điều trị hiệu quả

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một căn bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ, khiến cho suy nghĩ, nỗi sợ hãi không mong muốn và căng thẳng trở thành những trở ngại mà chúng không cách nào có thể vượt qua vượt qua. 

Theo đó, trẻ em đang cố gắng giảm bớt những cảm xúc này thông qua các hành vi cưỡng chế như đếm hoặc rửa tay. Và để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh và sự ảnh hưởng của chúng, Viangelic mời bạn theo dõi thông tin chi tiết ở bài viết cụ thể bên dưới.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng rối loạn não, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và gây ra sự lo lắng mạnh mẽ ở những người mắc bệnh. Những trẻ em bị OCD phải đối mặt với những suy nghĩ ám ảnh gây khó chịu và có thể cảm thấy bắt buộc phải thực hiện một số hành động, dù thực tế là việc đó không mang ý nghĩa gì đặc biệt.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đối với những trẻ em mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chúng thường sẽ có những suy nghĩ hay sự thôi thúc phải thực hiện một số hành động, mặc cho đôi khi chúng cố gắng phớt lờ và bỏ đi. Theo đó, những suy nghĩ sẽ thường được gọi là ám ảnh, còn các hành vi sẽ được gọi là cưỡng chế.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ

Yếu tố về môi trường

  • Trẻ có thể đã bị lạm dụng về thể chất hay tinh thần.
  • Trẻ bị thay đổi môi trường sống một cách vội vã và mạnh mẽ.
  • Trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng liên cầu.
  • Trẻ phải chia xa với một người thân yêu hoặc cha mẹ của chúng ly hôn.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Yếu tố về sinh học

  • Về mặt di truyền: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy có gen rối loạn ám ảnh cưỡng chế di truyền từ ba mẹ sang con cái, tuy vậy các kết quả nhận thấy rằng các phiên bản hoặc alen của một số loại gen nhất định có khả năng dễ bị tổn thương nhiều hơn.
  • Về cấu trúc của não: Những trẻ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế còn sự bất thường ở vỏ não trước cũng như phần cấu trúc dưới vỏ của não bộ.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra một liên hệ giữa mức độ thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong quá trình phát triển của rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em. Có những bằng chứng cho thấy cha mẹ có thể truyền tình trạng không hiệu quả của hệ thần kinh serotonin cho con cái của họ. Do đó, các nhà nghiên cứu cũng đang nghi ngờ về sự hiện diện của yếu tố di truyền trong sự phát triển của rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Những biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em

Trẻ bị ám ảnh về những suy nghĩ cưỡng chế

  • Hết sức bận tâm về những thứ như vi khuẩn, bụi mịn, bệnh tật,…
  • Bày tỏ những quan điểm, nghi ngờ lặp đi lặp lại một cách quá nhiều lần như đã tắt đèn chưa, đã đóng cửa chưa,…
  • Bận tâm rất nhiều đến sự trật tự, tính đối xứng của đồ vật.
  • Lo lắng một cách thái quá về việc mình bị ốm hoặc có thể là người khác bị ốm.
  • Lo lắng thái quá về một điều gì đó không may có thể xảy ra như tai nạn, gặp cướp,…
  • Có lối suy nghĩ hung hăng, thường xảy ra nhiều ở thanh thiếu niên.

Trẻ bị ám ảnh về những hành vi cưỡng chế

  • Rửa tay nhiều lần quá mức, có khi lên đến 100 lần trong một ngày.
  • Tuân theo những trật tự hoặc quy tắc đã đặt ra và cảm thấy khó chịu nếu ai đó làm rối chúng lên.
  • Đếm mọi thử quá nhiều lần.
  • Cần phải thực hiện những lễ nghi một cách giống nhau ở mỗi lần.
  • Liên tục tìm kiếm sự an ủi và trấn an từ bạn bè, người thân.
  • Lặp lại một từ nhiều lần.
  • Đặt một câu hỏi nhiều lần giống nhau.

Cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị rối loạn cưỡng chế, bố mẹ nên dẫn con đến bác sĩ để tiến hành thăm khám và thực hiện những bài test đánh giá. Theo đó, các bác sĩ sẽ xem xét được rằng những nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc đau khổ có liên quan gì về những ký ức đau buồn của quá khứ hay dựa trên những niềm tin, suy nghĩ nào không.

Hiện nay, phương pháp điều trị khuyến nghị cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế khởi phát thời thơ ấu thường là sự kết hợp giữa liệu pháp nhận thức – hành vi cá nhân hoặc nhóm (CBT) và việc sử dụng thuốc thúc đẩy mức đồng thời serotonin trong hệ thần kinh, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).

Phương pháp hành vi nhận thức

Phương pháp phổ biến của liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là liệu pháp phòng ngừa và tiếp xúc được sửa đổi ở trẻ em có tên là ERP. Theo đó, ERP liên quan đến việc cho trẻ tiếp sự với những lo lắng của chúng, sau đó ngăn chặn việc sử dụng các nghi thức để giảm bớt đi sự lo lắng đó. Chu kỳ ứng phó này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi chúng không còn bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nữa.

Ngoài ra, những đứa trẻ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng yêu cầu người khác tham gia vào các hành vi cưỡng chế của chúng. Do vậy, mọi người cần lưu ý nhận thức và không làm theo yêu cầu của trẻ.

Phương pháp sử dụng thuốc

Trường hợp trẻ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng, công tác điều trị sẽ bao gồm cả sử dụng thuốc và CBT. Theo đó, SSRI thông thường được sử dụng để giảm thiểu sự căng thẳng ở trẻ, tuy vậy nhóm thuốc này cần được sử dụng một cách thận trọng. Bởi đây có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tự tử của trẻ ở độ tuổi này.

  • Thuốc Luvox: Sử dụng cho trẻ từ 8 tuổi trở lên.
  • Thuốc Prozac: Sử dụng cho trẻ từ 8 tuổi trở lên.
  • Thuốc Zoloft: Sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ mà Viangelic thông tin đến bạn. Hành trình chữa trị và giảm thiểu các triệu chứng cho trẻ thật sự rất gian nan và thử thách, tuy vậy hãy luôn nỗ lực và sát cánh đồng hành cùng trẻ, bố mẹ nhé. Liên hệ với Viangelic để được hỗ trợ một cách chu đáo và cụ thể hơn nhé.

 118 Darebin Dr
 +61 421 448 434
 info@viangelic.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
× How can I help you?