Viangelic

Liệu rằng trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?

Rối loạn phổ tự kỷ là một chứng bệnh mà hệ thần kinh phát triển phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, tương tác và thể hiện hành các hành vi xã hội đối với con trẻ. Vậy nguyên nhân của chứng bệnh này đến từ đâu và liệu rằng nó có thể chữa được không, Viangelic mời bạn cùng tìm hiểu sâu hơn ở bài viết bên dưới.

1. Hiểu rõ hơn về rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một nhóm các rối loạn phát triển liên quan đến thần kinh, chúng ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà trẻ giao tiếp, ứng xử và tương tác đối với người khác.

Theo đó, ASD sẽ được gọi là “phổ” bởi các triệu chứng gây ra có phạm vi rộng với những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do vậy, có một số trẻ chỉ gặp khó khăn nhẹ khi mắc phải, trong khi đó một số khác có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

2. Các đặc điểm của căn bệnh rối loạn phổ tự kỷ

2.1. Gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội

Trẻ tự kỷ thông thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu, sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp với mọi người. Chúng có thể không nói chuyện hoặc chỉ nói rất ít, khi nói có thể lặp đi lặp lại những từ, những câu giống hệt nhau.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp khó khăn đối với việc giao tiếp bằng mắt, cử chỉ hoặc điều tiết các biểu hiện trên khuôn mặt. Điều này gây cản trở rất lớn khi chúng tham gia vào các cuộc trò chuyện với người khác.

2.2. Có những hành vi lặp đi lặp lại

Khi mắc chứng bệnh này, trẻ có thể lặp đi lặp lại một số hành động như vẫy tay, quay tròn hoặc sắp xếp đồ vật một cách có quy tắc.

Trẻ cũng dành sự yêu thích những hoạt động, thói quen nằm trong lịch trình cố định. Chúng sẽ trở nên khó chịu khi những thói quen đột ngột bị người khác thay đổi.

2.3. Có sở thích hạn chế và luôn tập trung cao độ

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường có sở thích đặc biệt và hẹp về một số chủ đề hoặc hoạt động nhất định. Chúng có thể dành nhiều thời gian để nghiên cứu, nói chuyện và nghĩ về những chủ đề này một cách chi tiết và lặp đi lặp lại. 

Đặc điểm trên đi kèm với khả năng tập trung mạnh mẽ bởi trẻ có thể tập trung quá mức vào sở thích hoặc hoạt động cụ thể, bỏ qua các khía cạnh khác của cuộc sống. 

Ví dụ, một trẻ có thể bị cuốn hút bởi tàu hỏa đến mức dành nhiều giờ mỗi ngày để xem video về tàu hỏa, đọc sách về tàu hỏa và thậm chí tự vẽ các bản đồ đường ray chi tiết. Sự tập trung quá mức này có thể làm hạn chế việc tham gia của trẻ vào các hoạt động khác, ảnh hưởng đến khả năng phát triển các kỹ năng xã hội và học thuật cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

2.4. Có phản ứng bất thường đối với sự kích thích về cảm giác

Thông thường, trẻ sẽ có những sự phản ứng mạnh mẽ với âm thanh, ánh sáng, mùi hương hay những cảm giác chạm. Tuy vậy một số trẻ lại có ít phản ứng hơn với những kích thích làm trẻ khác thấy khó chịu.

3. Các nguyên nhân gây ra sự rối loạn phổ tư kỷ ở trẻ

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ASD vẫn chưa được xác định, tuy vậy một số yếu tố dưới đây được cho là góp phần tạo ra sự rối loạn đối với chứng bệnh này.

3.1. Yếu tố về di truyền

Một số nghiên cứu liên quan đến gen di truyền cho thấy trẻ em có người thân trong nhà mắc ASD sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này so với các trẻ thông thường.

3.2. Yếu tố về môi trường

Các yếu tố liên quan đến môi trường cũng được cho là ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ trong thời gian thai kỳ như: mẹ tiếp xúc nhiều với các chất độc hại trong khoảng thời gian thai kỳ hoặc bị nhiễm trùng thai kỳ,…

3.3. Sự bất thường trong phát triển não bộ

Sự phát triển một cách bất thường của các kết nối trong hệ thần kinh não bộ cũng là nguyên nhân làm trẻ mắc tự kỷ.

4. Rối loạn phổ tự kỷ có chữa được không?

Hiện nay, chưa có một loại thuốc hay phương pháp y học nào cho thấy có thể chữa khỏi chứng tự kỷ cho trẻ. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể giúp các trẻ mắc ASD có một cuộc sống tốt đẹp và tràn ngập niềm vui, tiếng cười.

rối loạn phổ tự kỷ

Mặc dù ASD là một chứng bệnh đi theo các con đến suốt cuộc đời nhưng một số phương pháp can thiệp sẽ hỗ trợ và cải thiện đáng kể các triệu chứng của trẻ.

5. Các phương pháp can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ

5.1. Liệu pháp hành vi (Behavioral Therapy)

5.1.1. Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA)

Là phương pháp can thiệp được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ hiện nay, ABA tập trung vào việc dạy cho trẻ các kỹ năng mới, giảm các hành vi không mong muốn bằng cách khuyến khích hoặc trao phần thưởng.

5.1.2. Tổ chức các hoạt động (Play Therapy)

Tổ chức các hoạt động, trò chơi để giúp trẻ nâng cao được kỹ năng giao tiếp với xã hội bên ngoài.

5.2. Liệu pháp ngôn ngữ (Speech Therapy)

Là liệu pháp nhằm phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ, bao gồm cả việc sử dụng lời nói, ngôn ngữ cơ thể và cả các biểu cảm trên khuôn mặt.

5.3. Liệu pháp trị liệu (Occupational Therapy)

Cải thiện các kỹ năng hằng ngày cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, giúp trẻ có thể trang bị được những hiểu biết cần thiết, áp dụng trong cuộc sống hằng ngày như tự mặc quần áo, tự ăn uống, tự đánh răng,…

5.4. Liệu pháp vật lý (Physical Therapy)

Nhằm giúp trẻ cải thiện và phát triển các chức năng vận động, tạo ra sự cân bằng và phối hợp linh hoạt cho các bộ phận trên cơ thể.

5.5. Giáo dục đặc biệt cho trẻ

Bố mẹ có thể cho con trẻ tham gia các chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế riêng, phù hợp cho nhu cầu và khả năng đối với từng trẻ đang mắc ASD.

5.6. Can thiệp y khoa (Medical Interventions)

Dựa vào sự cho phép và chỉ định của bác sĩ, trẻ có thể sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng như lo âu, tăng động hoặc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

6. Can thiệp sớm có tốt cho trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các kỹ năng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các trẻ mắc ASD.

Theo đó, nếu trẻ được can thiệp từ sớm trong khoảng thời gian trước 3 tuổi, các triệu chứng sẽ được thuyên giảm và có những kết quả tích cực. Những trẻ được can thiệp sớm sẽ càng nâng cao khả năng cải thiện tốt về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cũng như sự tự lập.

7. Kết luận

Mặc dù chứng rối loạn phổ tự kỷ không thể nào chữa khỏi hoàn toàn, tuy vậy nếu được can thiệp và hỗ trợ kịp thời, liên tục thì các triệu chứng có thể thuyên giảm một cách rất tích cực. Ngoài ra, sự kiên nhẫn và tình yêu thương đến từ gia đình, những người xung quanh cũng là yếu tố giúp trẻ gia tăng niềm vui và phát triển một cách tốt nhất.

Và nếu bạn đang có con nhỏ được chẩn đoán mắc ASD, hãy nhanh chóng liên hệ với Viangelic để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời ngay hôm nay nhé.

 118 Darebin Dr
 +61 421 448 434
 info@viangelic.com

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
× How can I help you?