Viangelic

Trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ có chữa trị được không?

Chậm phát triển trí tuệ được xem là một tình trạng mãn tính và hiện không có phương pháp nào để chữa trị triệt để hoàn toàn. Tuy vậy, việc sử dụng các phương pháp can thiệp và hỗ trợ phù hợp giúp trẻ bị chậm phát triển có thể cải thiện được các kỹ năng và chức năng của mình. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng được khả năng tự lập.

Để hiểu rõ hơn về các phương pháp hỗ trợ, mời bạn đọc cùng Viangelic tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Cách phòng chống chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

1.1. Chăm sóc trong giai đoạn thai kỳ

1.1.1. Khám thai một cách thường xuyên

Việc mẹ khám thai định kỳ và thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe của mẹ hay thai nhi. Từ đó sẽ được cung cấp sự chỉ dẫn và các biện pháp can thiệp kịp thời.

chậm phát triển trí tuệ

1.1.2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Mẹ nên bổ sung thật đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là các chất như canxi, sắt, vitamin,… để đảm bảo con nhỏ được phát triển một cách toàn diện.

1.1.3. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và các chất độc hại

Phụ nữ mang thai nên tránh tối đa việc tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, môi trường nhiễm khí độc và không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy hay những chất có hại khác.

1.2. Chăm sóc sau sinh

1.2.1. Nên nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ cung cấp rất đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết, qua đó hỗ trợ cho sự phát triển về hệ trí não, tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.

chậm phát triển trí tuệ

1.2.2. Tiêm chủng phòng ngừa đầy đủ

Để hạn chế mắc các loại bệnh, không chỉ là chậm phát triển trí tuệ mà còn là các căn bệnh nguy hiểm khác, bố mẹ nên cho con tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin để phòng ngừa.

1.2.3. Cân đối nguồn sinh dưỡng và sức khỏe

Nên cho trẻ sử dụng một chế độ ăn uống cân đối, bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở phần não bộ.

Ngoài ra, cũng nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

1.3. Phòng tránh các yếu tố rủi ro

1.3.1. Hạn chế cho trẻ gặp các chấn thương

Tạo môi trường hoạt động, vui chơi an toàn, tránh gây ra các chấn thương không đáng có cho trẻ mà có thể gây tổn thương não và các bộ phận cơ thể khác.

1.3.2. Kiểm soát tối đa các căn bệnh mãn tính

Trong giai đoạn mà mẹ mang thai, hãy điều trị và kiểm soát tốt các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,… để giảm tối đa sự ảnh hưởng đến thai nhi.

1.4. Tham gia các lớp học tư vấn di truyền

Các cặp vợ chồng có tiền sử con mắc bệnh chậm phát triển trí tuệ hoặc các rối loạn di truyền khác nên tham gia các lớp học, lớp sinh hoạt di truyền để hiểu rõ nguy cơ, từ đó có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

2. Các phương pháp chăm sóc trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ

Việc chăm sóc những trẻ mắc phải các vấn đề về trí tuệ đòi hỏi sự phối hợp rất nhiều các phương pháp, đặc biệt là sự hỗ trợ lớn từ gia đình, những người xung quanh, nhà trường và các chuyên gia. Bên dưới là các phương pháp chăm sóc phổ biến hiện nay.

2.1. Phương pháp giáo dục đặc biệt

Chỉ điểm” những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

2.1.1. Tạo môi trường giáo dục phù hợp, lành mạnh cho các bé

Khác với những đứa trẻ khác, trẻ em mắc chậm phát triển trí tuệ cần có một môi trường giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Do vậy, bố mẹ nên cho các em theo học ở các trường chuyên biệt, các lớp học đặc biệt có cung cấp những chương trình phù hợp cho các em.

2.1.2. Chương trình giáo dục cá nhân (IEP)

Là chương trình tạo ra những mục tiêu cụ thể cho từng đứa trẻ, theo học IEP, trẻ sẽ có một kế hoạch cá nhân hóa cho riêng mình, từ đó tập trung vào các mục tiêu và nhu cầu của bản thân. IEP là một chương trình được phát triển bởi một nhóm bao gồm các giáo viên, chuyên gia hay quý phụ huynh.

2.2. Sử dụng liệu pháp ngôn ngữ

2.2.1. Cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ

Những trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ thường sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Sử dụng liệu pháp ngôn ngữ sẽ giúp trẻ cải thiện được kỹ năng nói, hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách tốt hơn.

2.2.2. Cải thiện kỹ năng tương tác

Nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng để tương tác xã hội và giảm bớt các hành vi không mong muốn trong quá trình giao tiếp ở các mối quan hệ hàng ngày.

2.3. Sử dụng liệu pháp vận động

2.3.1. Cải thiện kỹ năng vận động

Các chuyên gia về vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ cải thiện được các kỹ năng vận động cần thiết như cầm, nắm, đi bộ, chạy,…

2.3.2. Hỗ trợ phát triển thể chất

Giúp bé tăng cường được sức mạnh cơ bắp và khả năng phối hợp, từ đó nâng cao sự tự tin đối với các hoạt động thường ngày.

2.3.3. Sự hỗ trợ từ gia đình

Gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ cho các bé mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Việc luôn theo dõi, quan sát giúp quý phụ huynh hiểu trẻ một cách sâu sắc hơn, từ đó đáp ứng được nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của trẻ. Điều này cũng giúp trẻ phát triển thêm các kỹ năng cần thiết.

3. Một số phương pháp can thiệp hiệu quả ở thời điểm hiện tại

3.1. Can thiệp sớm

Có thể nói can thiệp sớm là chìa khóa giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. Các chương trình sẽ bao gồm liệu pháp ngôn ngữ, vận động và hành vi.

Can thiệp sớm thường được cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển trẻ em,… Những nơi này thường sẽ có các chuyên gia hỗ trợ quan sát, chăm sóc và hướng dẫn ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

3.2. Các liệu pháp hỗ trợ tâm lý

Trẻ mắc chứng chậm phát triển về trí tuệ có thể mắc các chứng tâm lý như rối loạn lo âu, dễ stress và các vấn đề liên quan đến tình cảm. Do vậy các liệu pháp hỗ trợ tâm lý là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, gia đình có trẻ mắc chứng bệnh này cũng nên nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia nhằm chuẩn bị tốt tâm lý để đồng hành và chăm sóc cho trẻ. Từ đó giúp trẻ vượt qua được những thử thách trong cuộc sống.

3.3. Sử dụng công nghệ để hỗ trợ

Các công nghệ hiện nay được xem là một trong những công cụ hữu ích để hỗ trợ trẻ trong việc học tập và giao tiếp. Một số thiết bị như máy tính bảng, các ứng dụng giáo dục cũng được pháp triển dành riêng và phù hợp cho các em.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho con sử dụng các thiết bị hỗ trợ giao tiếp (AAC) để giúp trẻ diễn đạt ý kiến hay mong muốn của mình một cách hiệu quả hơn.

4. Kết luận

Chậm phát triển trí tuệ là một chứng bệnh phức tạp gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Do vậy, việc tìm hiểu và sử dụng các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hay giáo dục là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ. Liên hệ với Viangelic ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn phù hợp, bố mẹ nhé.

 118 Darebin Dr
 +61 421 448 434
 info@viangelic.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
× How can I help you?