Chứng khó đọc được xem là một trong những dạng phổ biến nhất của chứng bệnh rối loạn học tập. Theo đó, nó ảnh hưởng lớn đến khả năng đọc, hiểu, viết và các lỗi chính tả của trẻ. Vậy chứng bệnh này sẽ có những dấu hiệu như thế nào, mời bạn cùng Viangelic tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.
1. Chứng khó đọc là gì?
Chứng khó đọc là một dạng của rối loạn học tập. Theo đó, chứng rối loạn trong học tập sẽ bao gồm những vấn đề rộng hơn như đọc hiểu, làm toán, đánh vần, ngữ pháp, viết tay,… và sự hiểu biết của trẻ về việc sử dụng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ hình thể.
Chứng khó để đọc hiểu là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ mặc dù những người mắc chứng bệnh này có trí thông minh bình thường hoặc đôi khi cao hơn mức trung bình.
Hơn nữa, chứng khó để đọc cũng không liên quan đến khả năng trẻ nhìn thấy từ ngữ mà liên quan đến cách bộ não của chúng xử lý ngôn ngữ viết.
Ở thời điểm hiện tại, ước tính có khoảng 15% các học sinh công lập trên thế giới được hướng dẫn cách đọc đặc biệt. Theo đó, một nửa các em trong số này gặp trở ngại lớn khi chúng đọc liên tục.
Chứng khó đọc thường xuất hiện ở các trẻ em nam nhiều hơn so với nữ. Tuy vây, giới tính chưa được chứng minh là một yếu tố nguy cơ để chứng khó để đọc phát triển.
2. Nguyên nhân gây ra chứng khó đọc ở trẻ
2.1. Yếu tố về di truyền
Các nghiên cứu cho thấy chứng khó để đọc thường mang yếu tố di truyền mạnh mẽ. theo đó, nếu trẻ có bố mẹ, người thân mắc chứng bệnh này thì chúng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với các trẻ khác.
2.2. Sự phát triển ở vùng não bộ của trẻ
Vùng não của các trẻ mắc chứng khó để đọc có sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc và chức năng não so với các trẻ thông thường.
- Vùng Broca: Đây là vùng sản xuất ngôn ngữ và suy nghĩ khi đọc. Đối với trẻ mắc chứng bệnh này, vùng Broca hoạt động rất kém hiệu quả.
- Vùng xử lý thị giác: Sự bất thường ở vùng thị giác gây khó khăn cho trẻ trong việc nhận diện ký tự hoặc từ ngữ.
- Vùng Wernicke: Là vùng ảnh hưởng đến việc hiểu ngôn ngữ của trẻ. Nếu mắc bệnh, vùng Wernicke có thể đang hoạt động không bình thường.
2.3. Các yếu tố sinh học khác
2.3.1. Các biến chứng khi sinh nở
Trong giai đoạn sinh nở, nếu gặp phải các tình trạng như thiếu oxy trong quá trình sinh, mẹ sinh non hoặc mắc các căn bệnh, biến chứng khác cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, dẫn đến chứng khó đọc.
2.3.2. Yếu tố về môi trường
Những trẻ không được tiếp xúc với ngôn ngữ từ sớm có thể gặp bối rối và lúng túng trong việc phát triển kỹ năng đọc. Ngoài ra, sự giáo dục không hiệu quả hoặc hỗ trợ không đúng cách khi giảng dạy cũng làm trầm trọng thêm vấn đề đọc hiểu của trẻ.
3. Các triệu chứng khi trẻ mắc chứng bệnh khó đọc
3.1. Việc phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn
Theo đó, trẻ sẽ rất khó để kết nối các từ ngữ lại và tạo thành một câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, chúng cũng rất khó để nhớ tên các chữ cái, số hay màu sắc khi nhìn thấy.
3.2. Khó khăn trong việc phát âm
Trẻ sẽ gặp trở ngại lớn khi phải phát triển các âm thanh với nhau. Chúng cũng rất khó để nhận diện ngữ điệu hay các định đúng vị trí của âm thanh trong từ và phân tích thành các phần đúng để phát âm.
Ngoài ra, chúng có thể đảo ngược thứ tự các âm thanh có ở trong từ và phát âm sai.
3.3. Gặp bối rối khi nhận diện chữ cái và từ ngữ
Một biểu hiện rõ rệt khi trẻ mắc chứng khó đọc là sự nhầm lẫn lớn giữa các chữ các và từ có cấu trúc tương tự nhau. Chúng sẽ rất lúng túng để chọn hoặc nhận diện chính xác các mẫu chữ hay cụm từ.
3.4. Nhầm lẫn hoặc nhìn hình một cách đảo ngược
Bị đảo ngược hoặc nhầm lẫn hình ảnh là tình trạng rất hay được nhận thấy ở những trẻ mắc chứng khó đọc. Theo đó, hầu hết chúng sẽ gặp khó khăn trong việc khi nhớ, truy xuất tên chữ cái và những từ có cấu trúc tương tự nhau.
Ví dụ như trẻ sẽ nhìn chữ “d” thành chữ “b”, chữ “m” thành chữ “w”, chữ “h” thành chữ “n” hãy chữ “was” thành chữ “saw”,… Tình trạng này hay được tìm thấy ở những trẻ dưới 8 tuổi.
3.5. Khả năng đọc sách thuyên giảm
Theo số liệu thống kế, hơn 20% trẻ em mắc chứng khó đọc gặp khó khăn khi đọc sách. Chúng bị nhầm lẫn các chữ cái, các từ ngữ hay các cấu trúc tương tự với nhau. Hơn thế nữa, việc chọn hoặc xác định các mẫu chữ và cụm từ liên quan cũng gặp trở ngại lớn.
4. Kết luận
Mặc dù chứng khó đọc ở trẻ là một vấn đề về lâu về dài, rất nhiều trẻ về sau vẫn có thể phát triển kỹ năng đọc sách bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy vậy, các trường hợp còn lại có thể không bao giờ đạt được sự hiểu biết đầy đủ về các con chữ.
Việc nhận diện sớm và hỗ trợ sớm để trẻ vượt qua chứng bệnh này là rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình học tập và tương lai của trẻ. Do đó, nếu bố mẹ đang tìm kiếm một đơn vị để hỗ trợ cho trẻ, hãy liên hệ với Viangelic để được tư vấn cụ thể. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách để bạn chẩn đoán đối với căn bệnh này.